nhân.
Hiện tượng tiêu cực trong các DNNN vẫn xảy ra làm thất thoát tài sản hàng nghìn tỷ đồng như các vụ "Tamexco", "Dệt Nam Định", "Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh"...
Tóm lại, trong quá trình đổi mới, KTNN đã đổi mới cơ chế quản lý, từng bước
vươn lên nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền KTTT ở nước ta, bảo đảm được những cân đối lớn, định hướng được sự phát triển, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế lớn. Song còn nhiều thiếu sót, cho nên chưa tạo được nền tảng vật chất thật sự vững mạnh cho nhà nước XHCN trong nền KTTT.
2.3. Đánh giá khái quát việc thực thi vai trò quyền lực nhà nước trong kinh tế tế
2.3.1. Thành tựu
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã tích cực đổi mới quan điểm và phương pháp theo hướng tăng cường vai trò quyền lực trong quản lý kinh tế xã hội và đã đạt được những bước tiến quan trọng:
- Nhà nước đã đổi mới nhận thức, từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
- Hiến pháp năm 1992 và nhiều thể chế, bộ luật, luật, pháp lệnh về kinh tế đã được đổi mới và ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động kinh tế, thông qua đó quyền lực nhà nước được thực thi trên thực tế và giảm bớt được tệ mệnh lệnh hành chính quan liêu.
- Hệ thống thể chế và pháp luật kinh tế ngày càng đồng bộ hơn và hoàn thiện hơn đã tạo môi trường cho các chủ thể kinh tế và công dân tự do sản xuất kinh doanh (theo pháp luật) tạo ra sự phát triển của lực lượng sản xuất tăng trưởng kinh tế, cải thiện
đời sống nhân dân, quan hệ xã hội lành mạnh và giữ được ổn định chính trị - xã hội,
quốc phòng an ninh được
đảm bảo.
- Điều tiết và quản lý nền kinh tế có hiệu quả hơn, kinh tế phát triển, chính quyền nhà nước được củng cố từ trung ương đến địa phương, nhà nước nắm được dân, và dân tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, làm theo chính sách và pháp luật của nhà nước.
- Quyền lực nhà nước được củng cố và tăng cường về chất, dân chủ mở rộng vì vậy quyền lực chính trị của nhân dân được thực hiện tốt hơn trên thực tế, thông qua quyền lực nhà nước, tạo môi trường chính trị ổn định và phát triển.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực thi quyền lực nhà nước còn bộc lộ những thiếu sót, khuyết điểm:
- Những nhận thức về vai trò nhà nước trong cơ chế cũ vẫn còn ảnh hưởng nặng, chưa khắc phục được tệ quan liêu, mệnh lệnh hành chính một cách triệt để. Tình trạng quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân vẫn tồn tại, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng trở thành điểm nóng ở chính quyền một số địa phương.
- Quản lý nhà nước chưa thuần thục và chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ phát triển mới của KTTT, năng lực thể chế còn hạn chế, pháp luật chưa được thực hiện nghiêm, còn tình trạng buông lỏng, vô chính phủ, chưa thực sự lường hết và hạn chế được những tiêu cực của KTTT, dẫn đến phát sinh một số căng thẳng trong đời sống chính trị - xã hội.
- Quản lý kinh tế của các cơ quan chức năng và cán bộ còn chồng chéo.
- Hệ thống thể chế, luật pháp, chính sách kinh tế còn thiếu cập nhật, chưa thật đồng bộ, chậm điều chỉnh và hoàn thiện.