- Nguồn từ quỹ BHXH do BHXH Việt Nam quản lý đảm bảo để chi trả cho các
3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động đầu tư, tăng trưởng quỹ
Trong điều kiện mức thu và mức hưởng cũng như điều kiện được hưởng chưa có những thay đổi thì giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH càng trở nên cấp thiết. Do đặc thù hoạt động BHXH của nước ta trong thời kỳ đổi mới, thì thời gian đầu khoảng từ 15-20 năm quỹ BHXH có số dư khá lớn để đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ (tính đến năm 2003 đã có trên 34.000 tỷ đồng). Tuy nhiên,
trong thời gian qua công tác đầu tư, tăng trưởng quỹ của cơ quan BHXH mới chỉ dừng lại ở các hoạt động bình thường như cho các ngân hàng và tổ chức tài chính của Nhà nước vay theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, số lãi thu được qua các năm còn rất hạn chế, chưa đúng với tiềm năng sinh lời của số tiền tạm thời "nhàn rỗi" có trong quỹ BHXH.
Tất nhiên việc đầu tư tăng trưởng quỹ đòi hỏi phải được xem xét, tính toán kỹ trên nhiều góc độ trong đó sinh lời cao luôn là mục tiêu của đầu tư nhưng dù cao đến bao nhiều cũng không được phép xa rời nguyên tắc đảm bảo an toàn số tiền đầu tư của quỹ. Vì vậy, việc cho các ngân hàng và tổ chức tài chính của Nhà nước vay là một giải pháp đảm bảo an toàn nhất cho quỹ. Tuy nhiên, tỷ lệ lãi suất sẽ không cao như đầu tư vào một số lĩnh vực khác và ngay cả trong trường hợp này, chúng ta cũng cần phải tính toán một cách cụ thể và nên theo nguyên tắc có ưu đãi về lãi suất cho các tổ chức tài chính của Nhà nước nhưng không nên quá chênh lệch so với việc cho các tổ chức tài chính không phải là của Nhà nước vay. Quỹ BHXH phải được chủ động trong công tác đầu tư, tăng trưởng. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần phải thành lập một tổ chức riêng để thực hiện, chỉ có như vậy các lĩnh vực được lựa chọn để đầu tư mới đảm bảo an toàn và sinh lời cao.