0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thời kỳ từ 1995 đến nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI POT (Trang 39 -43 )

Trước tình hình quỹ BHXH chỉ tồn tại trên danh nghĩa, mọi khoản chi cho các chế độ BHXH phần lớn vẫn do ngân sách nhà nước đảm bảo và số này ngày một lớn do số đối tượng đủ điều kiện được hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH ngày một tăng. Nhà nước đã quyết định chuyển đổi hoạt động BHXH của nước ta từ cơ chế ngân sách nhà nước bao cấp để chi trả các chế độ BHXH sang cơ chế quỹ BHXH phải tự cân đối thu, chi dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng, cộng dồn chia sẻ rủi ro, người lao động phải đóng BHXH mới được hưởng quyền lợi BHXH. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách thu, chi, xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH tập trung vào một đầu mối; không phân tán ra nhiều cơ quan như trước đây, tách hoạt động quản lý Nhà nước về BHXH ra khỏi hoạt động sự nghiệp BHXH. Với những thay đổi căn bản trên, việc thực hiện pháp luật về quản lý thu BHXH đã có những chuyển biến rất tích cực.

Trước hết, từ 1/1/1995 các đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH theo luật định đã được mở rộng đáng kể, theo quy định các đơn vị có sử dụng từ 10 lao động trở lên không phân biệt thành phần kinh tế nhà nước hay ngoài nhà nước đều phải tham gia BHXH. Gần đây nhất Nghị định 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH tiếp tục mở rộng hơn nữa đối tượng tham gia BHXH bằng việc quy định cả các đơn vị có sử dụng dưới 10 lao động cũng phải tham gia BHXH. Nếu trước năm 1995 số lao động tham gia BHXH mới chỉ đạt 2,6 triệu người thì con số này vào năm 2003 đã tăng lên tới 5,3 triệu người tăng 103%, trong đó 1,2 triệu lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (bao gồm cả doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).

Về tổ chức thực hiện quản lý thu BHXH, Nhà nước quy định rõ BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm thu và quản lý quỹ BHXH để đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH từ 1995 trở đi.

Trên đây là một số nét chung quy định của pháp luật về quản lý thu BHXH, dưới đây chúng tôi sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động thu BHXH từ 1995 đến nay. Về lý thuyết cũng như thực tiễn, hoạt động thu BHXH muốn đạt hiệu quả cao, ngoài các quy định chung của pháp luật về đối tượng tham gia, về mức đóng, còn đòi hỏi phải có sự gắn kết, cộng tác thường xuyên và tích cực giữa các chủ thể: người lao

động, đơn vị sử dụng lao động, Nhà nước và cơ quan BHXH. Ngược lại, nếu một trong các chủ thể trên có "vấn đề" thì hoạt động thu BHXH cũng sẽ bị trục trặc theo và tất yếu sẽ kém hiệu quả. Các chủ thể chúng ta vừa kể ra ở trên, cũng chính là các đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật về quản lý thu BHXH.

* Trước hết chúng ta xét đến người lao động

Đây là đối tượng trực tiếp đóng BHXH và đồng thời cũng là đối tượng trực tiếp được nhận lương hưu, trợ cấp BHXH khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Nhìn chung đối tượng này làm việc trong tất cả các thành phần kinh tế khác nhau và với mức thu nhập cũng khác nhau, nhưng theo quy định, thì người lao động phải đóng BHXH bằng 5% tiền lương tháng (đối với cán bộ, công nhân viên thuộc khu vực nhà nước được quy định rõ là tiền lương theo cấp bậc chứ không phải thu nhập thực tế, còn đối với các đối tượng làm việc thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tiền lương làm căn cứ để đóng BHXH là mức lương ghi trong hợp đồng lao động). Theo các hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan BHXH thì hàng tháng đơn vị sử dụng lao động khi trả lương cho người lao động phải trừ lại phần 5% để đóng cho cơ quan BHXH cùng với 15% mà đơn vị phải đóng. Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy, việc tuân thủ nghĩa vụ đóng BHXH của người lao động phụ thuộc gần như hoàn toàn vào đơn vị sử dụng lao động, nghĩa là nếu đơn vị có ý thức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thì nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH của người lao động được đảm bảo, ngược lại tình hình sẽ khác đi, lúc này không những quỹ BHXH thất thu mà quyền lợi về BHXH của người lao động cũng không được đảm bảo. Vì từ năm 1995 trở đi người lao động bắt buộc phải đóng BHXH mới được hưởng BHXH.

Thực tế cho thấy, hầu hết người lao động khi được thông tin, tuyên truyền giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ BHXH, họ đều có mong muốn được tham gia và yêu cầu đơn vị sử dụng đóng BHXH cho họ, chỉ có một bộ phận nhỏ lao động làm việc không ổn định trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa nhận thức được ý nghĩa và vai trò quan trọng của việc tham gia BHXH mới có các hành vi né tránh nghĩa vụ đóng BHXH.

* Việc chấp hành pháp luật về nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội của các đơn vị sử dụng lao động

Theo quy định của pháp luật, hàng tháng đơn vị phải có trách nhiệm đóng BHXH cho cơ quan BHXH (bao gồm 5% của người lao động và 15% của đơn vị). Tuy nhiên, khi đi vào tổ chức thực hiện thì đây chính là đối tượng phát sinh rất nhiều vấn đề nhất làm ảnh hưởng trực tiếp đến các quy định của pháp luật về quản lý thu BHXH. Để làm rõ ta có thể xem xét cho từng loại đơn vị.

- Với các đơn vị hành chính sự nghiệp, hiện nay số đối tượng này chiếm khoảng

35-40% tổng số lao động tham gia BHXH. Năm 2002, có 1.810.384 người thuộc đối tượng này tham gia BHXH (chiếm 40,7%) với số thu BHXH là 2.240 tỷ đồng, chiếm 37,1% tổng thu BHXH [21]. Đây là đối tượng thực hiện tương đối tốt các quy định của pháp luật về nghĩa vụ đóng BHXH, có tình hình này là do: Phần tiền đóng BHXH của đơn vị 15% hoàn toàn do ngân sách nhà nước cấp, còn 5% tiền lương do người lao động đóng thì đơn vị đã trừ lại ngay khi phát lương cho người lao động. Việc đóng 15% của đơn vị không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị, ngược lại, nó chỉ làm cho người lao động yên tâm hơn để làm việc với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Vấn đề nảy sinh trong khối này không có gì lớn mà chủ yếu chỉ là đóng chậm hơn so với quy định của khối cán bộ xã, phường, thị trấn, vì khối này đôi khi do ngân sách nhà nước cấp tiền chậm nên họ chậm đóng BHXH. Hiện tượng trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH của khối này rất ít khi xảy ra.

- Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, hiện tại khối này có số lượng lao động

tham gia BHXH khá đông, ta nói hiện tại là vì cùng với xu thế đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thì phần lớn các doanh nghiệp nhà nước sẽ tiến hành cổ phần hóa để trở thành công ty cổ phần, khi đó các doanh nghiệp này sẽ chuyển sang loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2002 khối này có 1.701.872 lao động tham gia, chiếm 38% trong tổng số lao động tham gia BHXH và có số thu đạt 1.984 tỷ đồng, chiếm 32,9% trong tổng thu BHXH [21].

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp quốc doanh không còn được hưởng nhiều chế độ ưu đãi của Nhà nước như trong thời kỳ bao cấp nữa, mà tự các doanh nghiệp

phải vươn lên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để làm ăn có lãi, sản phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành rẻ để có sức cạnh tranh không những ở thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế. Nếu làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ thì không những thu nhập của người lao động bị giảm, không có tiền để đóng BHXH mà doanh nghiệp cũng có nguy cơ giải thể hoặc phá sản. Trong điều kiện như vậy, việc thực hiện pháp luật quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp này khi bắt đầu xuất hiện các vi phạm pháp luật như trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH, khai giảm số lao động tham gia, giảm mức lương làm căn cứ đóng BHXH, đóng BHXH chậm, thu 5% tiền lương của người lao động nhưng không đóng BHXH cho cơ quan BHXH. Các vi phạm trên là hiện tượng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Có thể ra đây một số ví dụ: Năm 2003 các đoàn kiểm tra liên ngành do Thanh tra lao động chủ trì, phối hợp với cơ quan BHXH và Liên đoàn Lao động đã kiểm tra tại Hà Nội 39 đơn vị, phát hiện ra 4.108 lao động trong diện phải đóng BHXH nhưng chưa được các đơn vị đưa vào danh sách; tương tự như vậy, tại Hải Phòng, kiểm tra 42 đơn vị, phát hiện 3.172 lao động, tại thành phố Đà Nẵng, kiểm tra 35 đơn vị phát hiện 2.155 lao động, tại Lạng Sơn, kiểm tra 15 đơn vị, phát hiện ra 881 lao động chưa tham gia đóng BHXH [22].

Các vi phạm trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đáp ứng chi trả của quỹ BHXH và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động khi họ gặp phải các rủi ro trong quá trình làm việc hay đủ tuổi để nghỉ hưu. Mặc dù có những vi phạm như đã nói, nhưng về cơ bản hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh đều đăng ký tham gia BHXH, hiện tượng doanh nghiệp né tránh hoàn toàn, không đăng ký tham gia cũng rất ít.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI POT (Trang 39 -43 )

×