CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị mạng lưới bán hàng của Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Long Biên (Trang 32 - 35)

BÁN HÀNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI HIỆN NAY

1. Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

* Yếu tố chính trị, pháp luật có ảnh hưởng tới quản trị mạng lưới. Yếu tố chính trị ổn định bảo đảm cho hoạt động quản trị mạng lưới thuận lợi, hiệu quả kinh doanh của mạng lưới được bảo đảm.

Pháp luật là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung và lĩnh vực quản trị mạng lưới kinh doanh nói riêng. Pháp luật hoàn thiện, quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của từng đơn vị kinh doanh tạo môi trường bình đẳng, giúp cho người quản trị mạng lưới định hướng kinh doanh cho tất cả các cửa hàng trong toàn bộ mạng lưới theo đúng qui định của pháp luật. Văn bản lụât của nhà nước ổn định, duy trì lâu dài đảm bảo cho hoạt động quản trị bền vững, hiệu quả. Nếu pháp luật của nhà nước phải thường xuyên thay đổi, quản trị mạng lưới cũng phải thay đổi cho phù hợp với quy định mới của pháp luật. Như vậy hoạt động quản trị mạng lưới không được ổn định, bền vững, kém hiệu quả.

* Yếu tố kinh tế và công nghệ: Mỗi một chế độ kinh tế, tình hình kinh tế ở mỗi giai đoạn đều ảnh hưởng lớn tới bộ máy, cách thức quản trị. Trong chế độ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, sự quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh đều do nhà nước, bộ máy quản trị công ty chỉ là những người thừa hành các mệnh lệnh của nhà nước. Nhưng trong nền kinh tế thị trường, sự quản lý của nhà nước chỉ mang tính định hướng, bộ máy quản trị mạng lưới phải căn cứ quy định của pháp luật, tình hình thị trường, tiềm lực của doanh nghiệp để tiến hành xây dựng và quản trị mạng lưới kinh doanh có hiệu quả.

Tình hình kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản trị mạng lưới. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định tạo điều kiện cho hoạt động quản trị dễ dàng, hiệu quả. Nền kinh tế khủng hoảng, suy thoái, với nhiều biến động đòi hỏi bộ máy quản trị mạng lưới phải nhanh nhạy, linh hoạt, hoạt động quản trị phải thường xuyên thay đổi, để hạn chế thua lỗ của công ty, giúp cho công ty vượt qua giai đoạn khó khăn.

Công nghệ ngày càng phát triển tạo điều kiện cho hoạt động quản trị dễ dàng, hiệu quả hơn rất nhiều. Nếu như trước đây bộ máy quản trị muốn kiểm tra hoạt động của các cửa hàng trong mạng lưới đều dựa vào các báo cáo kinh doanh cuối tháng hoặc cuối kỳ, phải xuống cơ sở để kiểm tra tình hình thực tế. Hiện nay, người ta có thể kiểm tra hoạt động của các cửa hàng hoạt động theo mạng lưới từng ngày từng giờ thông qua hệ thống máy tính được kết nối giữa hệ thống cửa hàng và công ty.

* Yếu tố cạnh tranh

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thị trường thường xuyên biến đổi, đòi hỏi hoạt động quản trị phải thường xuyên có những điều chỉnh để đối phó với các đối thủ cạnh tranh, tiếp tục đứng vững trên thị trường. Đôi khi, công ty bắt buộc điều chỉnh hoạt động của các cửa hàng dẫn đến thua lỗ, để giành giật khách hàng, đánh bại đối thủ cạnh tranh, để tiếp tục duy trì.

2. Những yếu tố bên trong doanh nghiệp

* Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ , có năng lực, có kinh nghiệm đóng góp không nhỏ vào hiệu quả quản trị mạng lưới. Họ chính là những người vừa đưa ra đường lối hướng đi cho doanh nghiệp, định hướng hoạt động cho các cửa hàng trong mạng lưới, vừa là người kiểm tra giám sát đánh giá tình hình hoạt động của mạng lưới, kịp thời đưa ra những điều chỉnh thích hợp.

* Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng đến quy mô, khả năng mở rộng của mạng lưới kinh doanh. Nó là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức

mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối có hiệu quả nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả nguồn vốn.

* Số lượng cửa hàng trong mạng lưới. Số lượng cửa hàng trong cùng một mạng lưới càng lớn thì việc quản lý mạng lưới phức tạp hơn và ngược lại.

* Qui mô và sự khác biệt về mặt hàng kinh doanh, sự khác biệt về khu vực địa lý giữa các cửa hàng có ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị. Nếu các cửa hàng kinh doanh cùng một mặt hàng thì việc quản lý sẽ trở nên đơn giản hơn. Nếu mỗi cửa hàng kinh doanh các mặt hàng riêng biệt thì việc quản lý sẽ phức tạp và khó khăn hơn nhiều. Sự phân bố các cửa hàng ở các khu vực địa lý khác nhau ảnh hưởng đến sự chính xác kịp thời của việc truyền thông tin giữa các cửa hàng và doanh nghiệp, sẽ là rất khó khăn chậm chễ trong việc giải quyết các sự vụ hay việc đột xuất. Tuy nhiên điều này có thể được giải quyết tốt nếu được trang bị các phương tiện thông tin hiện đại.

* Khả năng kiểm soát yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thương mại. Nếu doanh nghiệp thương mại có thể khai thác tối đa mặt hàng kinh doanh cho các cửa hàng thì việc quản lý: mặt hàng kinh doanh, chất lượng, nguồn gốc hàng hoá sẽ được bảo đảm chính xác.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ LONG BIÊN

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị mạng lưới bán hàng của Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Long Biên (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w