Một là, với việc triển khai các chương trình, dự án phát triển của Đà Nẵng đến năm 2020, trong những năm tiếp theo sẽ có hàng chục nghìn hộ gia đình cùng với hàng trăm nghìn nhân khẩu phải di dời, TĐC. Quá trình di dân, TĐC không chỉ diễn ra ở cộng đồng dân cư ngoại thành theo xu hướng tất yếu của đô thị hóa mà có cả dân cư ở nội thành, những nơi chưa được chỉnh trang đô thị. Vì vậy, cơ cấu thành phần xã hội nhóm dân chuyển cư sẽ đa dạng về nghề nghiệp, lứa tuổi, lối sống, văn hóa... Chương trình di dời giải tỏa, TĐC còn tiếp tục trong nhiều năm tới.
Hai là, với tiềm năng, thế mạnh phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp rất
thuận lợi nên trong những năm tới, cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng sẽ chuyển từ công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm, ngư nghiệp sang cơ cấu: Dịch vụ - công nghiệp - nông, lâm, ngư nghiệp.
Để thực hiện chiến lược phát triển đó phải tiếp tục quy hoạch, CTĐT. Khu vực nội thành sẽ được sắp xếp, kiến tạo gắn với chức năng thương mại, dịch vụ, du lịch và các trung tâm công nghiệp, cụm cảng. ở khu vực ngoại thành, trong tương lai, bên cạnh việc coi trọng phát triển nông - lâm, ngư nghiệp, thành phố sẽ quan tâm đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch, nhất là loại hình du lịch sinh thái.
Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu ngành nghề, việc làm và mức sống của cộng đồng dân cư thành phố Đà Nẵng nói chung và nhóm dân di dời, giải tỏa, TĐC nói riêng. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế một mặt sẽ tạo ra nhiều việc làm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, mặt khác cũng có thể đem đến những thách thức, khó khăn cho người dân trong việc chuyển đổi ngành nghề.
Ba là, dưới tác động của quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa và chủ trương, chính sách
của thành phố Đà Nẵng ưu tiên phân thêm nhiều lô đất ở cho hộ gia đình trong diện giải tỏa, TĐC nên khả năng tách hộ dễ được thực hiện. Vì vậy, quy mô gia đình sẽ biến đổi theo hướng gia đình nhỏ, ít thế hệ ngày càng tăng.