Thành phố Đà Nẵng và quá trình di dời giải toả, tái định cư 1 Khái quát chung về thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tìm hiểu hiện trạng và nguyên nhân của những biến đổi mức sống của cộng đồng dân cư sau Tái Định Cư docx (Trang 29 - 32)

2.1.1. Khái quát chung về thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố biển miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông.

Đà Nẵng là đầu mối giao thông quan trọng, với hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế, đường sắt, đường ô tô được nâng cấp ngày càng hoàn chỉnh. Bưu chính viễn thông được hiện đại hoá tiếp cận được với trình độ khu vực và thế giới. Có thể nói Đà Nẵng đang hội tụ đầy đủ những nhân tố để trở thành đầu mối trung chuyển, quá cảnh, giao lưu hàng hoá dịch vụ ở trong nước và quốc tế. Hiện tại, Đà Nẵng có đường bay thẳng quốc tế tới BăngKok, Taiwan, Hong Kong, Siemriep, Vientian và Singapo. Ngoài hai tuyến đường huyết mạch, quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam nối liền hai miền đất nước thì Đà Nẵng còn nằm trên con đường xuyên á (14B), con đường thông thương với các nước bạn Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma. Trong tương lai gần, ngoài việc đáp ứng nhu cầu trao đổi, thông thương buôn bán giữa các vùng kinh tế trong nước thì Đà Nẵng còn là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển Đông của một số quốc gia trong khu vực và sẽ trở thành đầu mối quan trọng về vận chuyển và vận tải quốc tế của miền Trung - Tây Nguyên và các nước thuộc lưu vực sông MêKông. Đây chính là lợi thế cho Đà Nẵng mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác kinh tế - xã hội với các nước trên thế giới và khu vực, là tiền đề quan trọng để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt phát triển kinh tế biển, từng bước đưa Đà Nẵng trở thành động lực cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Ngoài ra, với ưu thế vừa nằm liền kề với khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, lại vừa nằm giữa quần thể di sản văn hoá thế giới, gồm cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn nên Đà Nẵng càng có nhiều lợi thế so sánh và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, con người Đà Nẵng thông minh, chất phác, cần

cù lao động và luôn nêu cao truyền thống cách mạng. Điều này đã và đang trở thành yếu tố quyết định sự thăng tiến của Đà Nẵng.

Thành phố Đà Nẵng hiện có diện tích đất tự nhiên: 1255,0km2; dân số: 754.500 người; thành phố có 5 quận nội thành và hai huyện (huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa).

Đà Nẵng có đủ tiềm năng và lợi thế để phát triển các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp, cảng biển, thương mại, dịch vụ - du lịch và nông ngư nghiệp. Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương (năm 1997), thành phố Đà Nẵng đã có vị thế mới, kinh tế Đà Nẵng có nhịp độ phát triển khá liên tục. GDP tăng trưởng bình quân hàng năm 10,19%. Năm 2004, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GDP) đạt hơn 5.463 tỷ đồng, tăng 13,3%; GDP bình quân đầu người ở mức 12,54 triệu đồng/người/năm [30, tr.13]. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Thành phố đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo từ 3,55% trên tổng số hộ dân cư tính đến cuối năm 1999 xuống còn 1,95% năm 2003 và 0,13% năm 2004. Kết quả đó là sự nỗ lực lớn của Đảng bộ, chính quyền thành phố trong việc khai thác các tiềm năng, lợi thế của thành phố.

Để nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế, trong những năm qua Đà Nẵng đã đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, nâng cấp, chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng không gian đô thị.Trong 5 năm (1997-2002), tổng số vốn đầu tư phát triển tăng 4,7 lần và chiếm 58,3% tổng chi ngân sách. Hàng loạt các công trình, dự án lớn như: cầu Sông Hàn, khu đô thị mới Bạch Đằng Đông, các khu TĐC,... đã được thực hiện. Đà Nẵng đã và đang tiếp tục chú trọng tập trung vào công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, phát huy tiềm năng thế mạnh của thành phố trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

2.1.2. Quá trình di dời giải toả và tái định cư ở Đà Nẵng

Một trong những thành quả rõ nét nhất ở thành phố Đà Nẵng trong những năm qua là công tác xây dựng cơ sở hạ tầng gắn liền với quy hoạch và chỉnh trang đô thị, khai thác nguồn lực trong dân, khai thác có hiệu quả quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng không gian đô thị.

Trước 1997, mặc dù là trung tâm hành chính- kinh tế - xã hội của một tỉnh lớn là Quảng Nam - Đà Nẵng, song thành phố Đà Nẵng lúc đó chỉ có 3 quận nội thành mà trong đó chỉ có quận I (Hải Châu) là thực chất mang tính phố phường. Còn các quận II, III thì đằng sau vài dãy phố nghèo là tình trạng bán nông, bán thị với những xóm làng xen lẫn giữa những vũng đầm hoang vu.

Sau 1997, “thành phố chủ trương vừa chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh vừa tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị” [1]. Với quyết sách đúng đắn, táo bạo của Đảng bộ cùng với chủ trương hợp lòng dân, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, Đà Nẵng đã và đang thực hiện tiến trình đô thị hoá thành công trên cả quy mô và chất lượng. Với việc hình thành các khu dân cư mới như Thạc Gián, Vĩnh Trung, Bạch Đằng Đông, Nam cầu Tuyên Sơn... không gian đô thị thành phố không còn bó hẹp ở một số phường của quận Hải Châu và Thanh Khê như trước.Đến nay Đà Nẵng được mở rộng thành 5 quận nội thành với quy mô rộng lớn, chất lượng cơ sở hạ tầng tương xứng với đô thị loại I. Trong 8 năm qua, thành phố đã vận động gần 65.000 hộ gia đình, nghĩa là hơn một phần ba cư dân toàn thành phố chịu giải toả di dời, lấy đất xây dựng những công trình công cộng, phúc lợi [30]. Theo báo cáo của lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị thuộc UBND thành phố thì đến cuối 2004, thành phố đã triển khai thực hiện trên 100 dự án có liên quan đến giải toả, di dời dân cư. Đồng hành với quá trình giải toả là việc quy hoạch kiến tạo nơi ở mới theo tiêu chuẩn đô thị văn minh, hiện đại. Đến nay đã có hơn 100 khu TĐC, khu chung cư được xây dựng để di chuyển, ổn định chỗ trở cho hàng chục ngàn hộ dân trong diện giải toả để chỉnh trang đô thị. Nhiều khu nhà chồ (nhà ở tạm bợ của ngư dân ven sông Hàn) được xoá sạch trong một thời gian ngắn. Những xóm nghèo nhếch nhác sống lay lắt bên những vùng đầm hôi thối được thay bằng những khu phố sạch, đẹp. ở những khu TĐC, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được nâng cấp và xây dựng mới một cách khá đồng bộ [1]. Những thành công to lớn trong công tác đô thị hoá đã tạo tiền đề quan trọng để Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 145/2003/QĐ-TTg ngày 15/7/2003 công nhận thành phố Đà nẵng là đô thị loại I.

Một trong những thành quả to lớn của thành phố trong những năm qua là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, điều này đã làm thay đổi bộ mặt thành phố, thu hút

các nhà đầu tư, tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì quá trình di dời giải toả và TĐC cũng đang nảy sinh những vấn đề xã hội cần được quan tâm nghiên cứu để giải quyết.

2.2. những biến đổi về mức sống của nhóm dân cư sau tái định cư ở thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tìm hiểu hiện trạng và nguyên nhân của những biến đổi mức sống của cộng đồng dân cư sau Tái Định Cư docx (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)