Nâng cao khả năng quản lý thương hiệu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu siêu thị InTiMex trong giai đoạn hội nhập WTO (Trang 92 - 101)

Cuộc chiến trên thị trường bán lẻ sẽ rất gay gắt và không cân sức giữa các "đại gia" nước ngoài và các nhà bán lẻ trong nước. Bởi các tập đoàn kinh tế quốc gia có kinh nghiệm, nguồn vốn phong phú và mối quan hệ toàn cầu đồng thời họ còn hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của VN như thuế, giá thuê đất... Trong khi đó các nhà bán lẻ của VN mới phát triển, nguồn vốn còn hạn hẹp, kinh nghiệm quản lý thiếu và yếu... Các nhà bán lẻ VN "đau đầu" nhất là cuộc cạnh tranh về giá. Các "đại gia" nước ngoài có thể chịu lỗ đến... 10 năm để hạ giá thành sản phẩm một cách tối đa (nếu được) để chiếm lĩnh thị trường và tạo thương hiệu. Nên có thể thấy nguy cơ thị

trường bị các "đại gia" nước ngoài thao túng là điều có thể xảy ra, nhất là khi VN đã ra nhập WTO. Vì vậy, InTiMex nói riêng và các doanh nghiệp VN nói chung cần đoàn kết nhằm “giành giật” thị trường, không cho các "đại gia" chia khách và chiếm lĩnh thị trường một cách dễ dàng.

Với InTiMex,mặc dù thương hiệu InTiMex cũng như siêu thị InTiMex có một vị thế nhất định trên thị trường song nếu không quản lý thương hiệu chặt chẽ thì sẽ gây hậu quả rất lớn. Luật định kiểm soát thị trường còn rất lỏng lẻo, do đó việc làm giả, nhái sản phẩm, sử dụng thương hiệu công ty có thể xảy ra. Nên công ty cần phải có những biện pháp để quản lý, kiểm soát chặt chẽ thương hiệu của mình để tránh xảy ra hậu quả làm ảnh hưởng tới danh tiếng, uy tín, thị phần siêu thị InTiMex. Do đó công ty cần phải đảm bảo tất cả những hàng đưa vào hệ thống siêu thị của mình đều đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm quy định, mẫu mã, bao bì đẹp, rõ xuất xứ nguồn gốc, hạn sử dụng…

3.4.Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc phát triển hệ thống siêu thị và bảo hộ thương hiệu

Hệ thống phân phối của VN hiện nay dù chưa đuối sức nhưng cũng cần một chiếc... áo phao để mạnh hơn. Chiếc áo phao ở đây chính là sự giúp sức của nhà nước trong các công tác hoạch định chính sách, phát triển thương hiệu, đào tạo nhân lực... Điều quan trọng nhất là nhà nước phải khống chế, không thả lỏng cho các "đại gia" nước ngoài bán phá giá, phải tạo một môi trường bình đẳng để cùng cạnh tranh. Đơn cử như chi phí cho quảng cáo, các DN trong nước bị khống chế với mức 10% trong khi các doanh nghiệp nước ngoài lại được thoải mái. Bên cạnh đó, cần có các chính sách về lãi suất, giá thuê đất, ưu đãi sau đầu tư để kích thích các doanh nghiệp trong nước tái đầu tư. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư đổi mới và mở rộng hệ thống phân phối bằng các nguồn vốn ưu đãi trong các chương trình phát triển, có chính sách ưu đãi về thuế và đất đai, đổi mới công nghệ cũng như được hỗ trợ về thông tin thị trường, dự báo giá cả và xúc tiến thương mại.

Một cơ quan nào đó (chẳng hạn Bộ Thương mại) đứng ra vận động và hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước liên kết lại thành những tập đoàn phân phối lớn, phát triển các chuỗi siêu thị với nhiều quy mô khác nhau ở thành phố... để tập hợp sức mạnh, nâng cao sức cạnh tranh, gia tăng thị phần trên thị trường bán lẻ nội địa.

Ngành công nghiệp bán lẻ rất nhạy cảm. Nó có tác động rất lớn đến nền kinh tế - xã hội của một đất nước. Hiện nay lưu thông phân phối bán lẻ đóng vai trò trên 60% thành công củadoanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là các cơ quan chức năng của VN phải xây dựng cho mình một chính sách hợp lý và kịp thời, vừa hoạt động theo thông lệ quốc tế vừa hỗ trợ cho các nhà phân phối và bán lẻ trong nước trở thành các doanh nghiệp mạnh làm đối trọng với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài hướng tới cạnh tranh lành mạnh, có lợi cho nhà sản xuất, có lợi cho người tiêu dùng và có lợi cho nền kinh tế quốc dân. Nếu ngành phân phối bán lẻ được tập trung vào tay các tập đoàn nước ngoài thì ngành sản xuất trong nước sẽ bị lệ thuộc.

Trên mọi phương diện: vốn, kinh nghiệm, uy tín... các doanh nghiệp VN đều yếu thế so với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy hỗ trợ từ phía Nhà nước cần tập trung vào 3 vấn đề: Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về mặt bằng. Thứ hai, xây dựng Pháp lệnh Bán lẻ nhằm tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tập đoàn lớn với các doanh nghiệp nhỏ. Thứ ba, cần có những cuộc khảo sát thực tế trên quy mô rộng, các chương trình đào tạo, cung cấp thông tin.

Đối với lĩnh vực phân phối bán lẻ, trong tương lai xa các doanh nghiệp VN khó mà vượt quá 50% thị phần. Vì vậy mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp phân phối trong nước nhằm huy động nguồn vốn, nhân lực để xây dựng chuỗi siêu thị, hệ thống phân phối rộng khắp là rất cần thiết...Tuy nhiên để tìm được tiếng nói chung thì phải là các doanh nghiệp phải liên kết với nhau.

Thực trạng xây dựng thương hiệu VN đòi hỏi cấp thiết sự quan tâm của Chính phủ đối với xây dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua thương hiệu và đầu tiên sẽ là các chính sách và hỗ trợ thiết thực đối với hoạt động này. Nhà nước tạo

điều kiện cung cấp những thông tin cần thiết cho doanh nghiệp để họ ý thức được mức độ cần thiết phải đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình.

Nên giảm bớt thủ tục và những bất cập khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa.

Tăng cường quy chế pháp lý về việc đăng ký, thanh tra, kiểm soát cũng như các chế tài xử phạt về việc vi phạm thương hiệu.

KẾT LUẬN

Hai chữ “thương hiệu” không còn mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp đã nhận thức về việc cần phải xây dựng thương hiệu và vấn đề quan trọng còn lại chính là việc thực hiện nó như thế nào. Chúng ta không thể cạnh tranh nếu như vẫn sản xuất những sản phẩm đại trà mà không có thương hiệu. Khi Việt Nam đã vào WTO, áp lực cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải tạo dựng được một thương hiệu mạnh mới đủ sức cạnh tranh.

Từ việc nhận thức đầy đủ về thương hiệu đi đến thương hiệu mạnh là cả một sự kiên trì. Xây dựng thương hiệu chỉ có điểm bắt đầu mà không có điểm kết thúc. Công ty Xuất nhập khẩu InTiMex đã chủ động xây dựng thương hiệu của mình với hệ thống siêu thị không chỉ chất lượng cao mà sản phẩm cũng tạo được ấn tượng đẹp trước người tiêu dùng. Công ty xác định xây dựng bản sắc thương hiệu như là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .

Nội dung của bản chuyên đề cũng đã đề cập đến vấn đề thương hiệu từ góc độ lý thuyết đến thực tế thông qua việc phân tích, đánh giá hệ thống siêu thị InTiMex. Và từ đó cũng mạnh dạn đưa ra các giải pháp cho việc xây dựng, củng cố, phát triển và mở rộng chuỗi siêu thị mang thương hiệu InTiMex. Chắc chắn trong thời gian tới cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, sự tăng lên cả về số lượng cũng như chất lượng nhu cầu của người tiêu dùng.Chuỗi Siêu thị InTiMex luôn luôn đáp ứng đầy đủ, hoàn hảo và là sự lựa chọn đúng đắn của khách hàng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Sách

1. GS.TS. Đỗ Đức Bình, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng _ Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế _ NXB Lao Động - XH, Hà Nội - 2004.

2. Giáo trình Marketing Quốc Tế_NXB Thống Kê, Hà Nội - 2002.

3. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường _ Giáo trình kinh doanh Quốc Tế_ NXB Thống Kê, Hà Nội – 2001.

2. Báo, Tạp chí.

2. Báo Lao Động – Cơ quan của tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 3. Báo Sài Gòn tiếp thị

4.Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam:

Website: http://www.vneconomy.com.vn

3. Tài liệu tham khảo khác.

1. Báo cáo tổng kết và các nguồn tài liệu khác của công ty InTiMex Hà Nội 2. Công ty Xuất nhập khẩu InTiMex, www.intimexco.com

3. Bộ Thương Mại, www.mot.gov.vn

4.Mạng truyền thông thương hiệu Việt, Thuonghieuviet.com

5.http://www.marketingchienluoc.com

6. Website hàng Việt Nam chất lượng cao, www.hvnclc.com.vn

7. Doanh nhân Việt, www.doanhnhanviet.net.vn

8. http://www.metro-cc.com/

9. Thông tấn xã Việt Nam, vnanet.vn

10.http://www.vietnamnet.vn 11. VnExpress.net

12. Mạng quảng bá – Xúc tiến thương mại, VietnamTradeFair.com

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2007. GIÁO VIÊN HƯỚN DẪN

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu siêu thị InTiMex trong giai đoạn hội nhập WTO (Trang 92 - 101)