Nâng cao năng lực giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 80 - 81)

Theo quy định của pháp luật hiện hành, TTHĐND tỉnh có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng. Ngoài công việc chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp còn phải đảm nhiệm hầu hết công việc giữa hai kỳ họp và thực hiện chức năng giám sát khá toàn diện trên các lĩnh vực tại địa phương. Điều đó làm cho TTHĐND tỉnh Nghệ An đứng trước một khối lượng công việc khổng lồ. Trong khi cơ cấu của Thường trực chỉ gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên thường trực (Điều 52 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003). Mặc dù thành viên của Thường trực HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND, nhưng trong thực tế họ chỉ có 3 người và chủ tịch HĐND lại hoạt động kiêm nhiệm. Cơ cấu tổ chức của TTHĐND như vậy chưa ngang tầm với quyền hạn, nhiệm vụ pháp luật quy định, đã đặt TTHĐND vào tình trạng không giải quyết hết hoặc giải quyết không có chất lượng, hiệu quả những công việc thuộc thẩm quyền của mình.

Để khắc phục tình trạng trên cần phải:

+ Tăng số lượng thành viên cho TTHĐND tỉnh. Có ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm 6 uỷ viên nữa thì TTHĐND mới đảm đương được nhiệm vụ đề ra.

+ Thành viên của TTHĐND phải hoạt động chuyên trách, không được giữ một chức vụ nào trong cơ quan nhà nước khác. Đặc biệt phải sớm khắc phục tình

trạng chủ tịch HĐND tỉnh kiêm nhiệm cả Bí thư hoặc Phó Bí thư Tỉnh uỷ như hiện nay. Bởi lẽ, trong xu thế phát huy hết vai trò các thành viên của Thường trực Hội đồng, chế độ kiêm nhiệm sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của họ và làm hạn chế khả năng điều hành của TTHĐND.

+ Khi bầu TTHĐND, bên cạnh đảm bảo về mặt cơ cấu cần phải chú ý đến năng lực của từng thành viên. Thành viên của TTHĐND phải là người có đạo đức, có trách nhiệm và năng lực tổ chức điều hoà phối hợp trong công việc; phải là người có kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực mới có khả năng đôn đốc kiểm tra được các hoạt động của UBND cùng cấp. Có như vậy, khi thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng, TTHĐND vừa đảm bảo là chủ thể giám sát, trực tiếp giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền giám sát của mình, vừa là người điều hoà phối hợp hoạt động giám sát của các ban một cách có chất lượng và hiệu quả.

+ Phải có sự phân định rõ ràng về thẩm quyền giám sát của TTHĐND với các ban của HĐND. Khi đó TTHĐND và các ban mới có khả năng vừa thực hiện tốt công tác phối hợp chỉ đạo vừa thực sự chủ động, độc lập trong khi thực hiện chức năng giám sát của HĐND.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 80 - 81)