Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 47 - 50)

Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND các cấp đã được quy định một cách cụ thể với hướng mở rộng. Hiện nay,Thường trực HĐND tỉnh không những có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, điều hoà, phối hợp hoạt động của các ban mà còn là một chủ thể giám sát của Hội đồng. Trên cơ sở các quy định đó, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đã góp phần tích cực vào hoạt động giám sát, thể hiện trước hết ở việc chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp; triệu tập điều hành các kỳ họp khá chu đáo và nghiêm túc. Chính hoạt động này đã góp phần quan trọng đảm bảo việc giám sát tại kỳ họp đi vào trọng tâm, dành thời gian cần thiết để giải quyết những vấn đề nổi cộm của tình hình kinh tế xã hội cũng như ý kiến thắc mắc, khiếu nại của cử tri đặt ra. Từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả giám sát, tránh được tràn lan thiếu hiệu lực, hiệu quả.

- Để thực hiện vai trò chỉ đạo điều hoà phối hợp hoạt động của các ban, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đã chú trọng và luôn quan tâm theo sát hoạt động giám sát của các Ban như tham dự đầy đủ các cuộc họp để bàn bạc chương trình, chuẩn bị kế hoạch giám sát, đóng góp ý kiến về những lĩnh vực cần quan tâm theo dõi; thống nhất kế hoạch làm việc của từng ban và công tác phối hợp giữa các

ban. Thường xuyên theo dõi và chỉ đạo quá trình thực hiện công tác giám sát. Định kỳ hàng tháng Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giao ban với các ban HĐND để nắm bắt thông tin, kết quả giám sát; xem xét bàn biện pháp xử lý các vấn đề phát hiện qua giám sát, hoặc kiến nghị yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề được phát hiện một cách kịp thời.

Không những chỉ làm công tác điều hành phối hợp mà Thường trực HĐND còn chủ động tổ chức các cuộc giám sát. Trong năm 2005 tổ chức được 25 đợt, 6 tháng đầu năm 2006 tổ chức được 17 đợt [23, tr.2]. Qua giám sát Thường trực HĐND tỉnh đã phát hiện ra nhiều bất cập, tồn tại, yếu kém của các đơn vị, các ngành, các cấp như tốc độ tăng trưởng thiếu bền vững; vùng nguyên liệu chưa ổn định; nợ tồn đọng các doanh nghiệp và nợ xây dựng cơ bản còn lớn; tốc độ xây dựng một số công trình không đảm bảo; cải cách hành chính chuyển biến chậm; tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông tuy có giảm song vẫn diễn biến phức tạp [18, tr.2]. Qua đó, Thường trực HĐND đã có những kiến nghị yêu cầu các ngành chức năng nghiên cứu đưa ra các giải pháp khắc phục tồn tại để hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra.

- Về công việc xem xét giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân:

Trong các nhiệm kỳ trước, hoạt động này còn mang tính hình thức, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An chủ yếu làm nhiệm vụ "kính chuyển" đến các cơ quan hữu quan có trách nhiệm giải quyết, còn kết quả như thế nào thì hầu như không biết. Những năm gần đây, HĐND tỉnh đã có bước cải tiến đưa công tác này vào nề nếp. Hàng tháng, TTHĐND trực tiếp thành lập đoàn xuống cơ sở để tiếp dân; ban hành quy chế tiếp dân công khai, dân chủ; bố trí cán bộ tiếp nhận và xử lý kịp thời đơn thư của công dân. Công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị đều được cán bộ đón tiếp, hướng dẫn, giải thích đầy đủ, đúng pháp luật với thái độ nhiệt tình có trách nhiệm. Đối với những nội dung khiếu nại tố cáo có cơ sở xem xét, ban tiến hành tiếp nhận đơn, hồ sơ để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời đôn đốc họ phải sớm trả lời công dân theo quy định pháp luật.

Ví dụ: năm 2005 HĐND đã tiếp nhận 151 đơn, thư (trong đó tố cáo 27, khiếu nại 45, kiến nghị 50, hỏi 23). Đơn thư của công dân được chuyển đúng địa chỉ, đúng cơ quan

và người có thẩm quyền giải quyết. Kết quả 83/151 đơn thư được cơ quan cá nhân có thẩm quyền trả lời và được công dân đồng tình [19, tr.3].

Hoặc 6 tháng đầu năm 2006, HĐND đã tiếp nhận 30 đơn, thư (trong đó tố cáo 8, khiếu nại 12, kiến nghị 10). Đơn, thư của công dân cũng được chuyển đúng địa chỉ cơ quan và người có thẩm quyền. Kết quả đã có 17/30 đơn, thư đã được trả lời và công dân rất đồng tình. Số còn lại HĐND tiếp tục kiểm tra, giám sát đôn đốc giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân [24, tr.3].

Đồng thời, Ban Thường trực thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tránh tình trạng đơn thư chuyển vòng vo vượt cấp, gây ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan đơn vị.

Chẳng hạn, cũng trong năm 2005

Cùng với Ban Pháp chế Thường trực HĐND tỉnh có Quyết định 144/QĐ-TT và Kế hoạch 120/KH-BPC ngày 9/5/2005 về việc giám sát công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân tại Văn phòng UBND tỉnh và một số huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Bệnh viện chống Lao Nghệ An và thành phố Vinh là những nơi có nhiều đơn, thư khiếu nại kéo dài. Thông qua giám sát cho thấy các ngành đã quan tâm vấn đề này, tỷ lệ giải quyết đạt 91%, hạn chế được đơn thư vượt cấp [19, tr.2].

Tóm lại, nhờ có sự chỉ đạo và phối hợp thường xuyên của Thường trực

HĐND trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân, nên phần lớn các kiến nghị, đơn thư khiếu nại tố cáo được các ngành chức năng giải quyết kịp thời, tình trạng tồn động và gửi đơn thư vượt cấp giảm đáng kể. Kết quả đó đã góp phần rất lớn vào việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo được niềm tin cho cử tri đối với các hoạt động của HĐND.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém nhất định như: việc điều hoà phối hợp giữa các Ban của Thường trực HĐND trong hoạt

động giám sát nhiều khi còn buông lỏng, dẫn đến kết quả giám sát của HĐND bị hạn chế, hiệu quả chưa cao. "Công tác tiếp dân đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân chưa duy trì thường xuyên; có nơi có lúc chưa đúng quy định, cơ sở vật chất cũng như việc bố trí cán bộ tiếp dân chưa được quan tâm đúng mức; việc tiếp dân vẫn còn biểu hiện hình thức, vẫn còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh" [19, tr.4]. Thường trực HĐND tổ chức các đoàn xuống giám sát ở cơ sở còn quá ít so với yêu cầu; đặc biệt các kiến nghị, đề xuất của Thường trực nhiều khi chưa được các ngành liên quan xem xét, giải quyết kịp thời song đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và uy tín của Thường trực HĐND.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)