I. Phương hướng và mục tiêu phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm của việt nam đến năm
1. Bối cảnh khu vực, quốc tế và trong nước
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
Thế giới đang bước vào xu thế toàn cầu hoá; xu thế này một mặt tăng khả năng giao lưu, hội nhập và hợp tác giữa các nước trong khu vực và thế giới; mặt khác, nó đã tạo ra khả năng cạnh tranh ngày càng cao trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giới thiệu việc làm. Trong xu thế toàn cầu hoá, giới thiệu việc làm đã và đang thực sự trở thành yếu tố cơ bản trong cạnh tranh để tạo môi trường thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển các doanh nghiệp trong nước. Trong thời gian tới chúng ta cần tập trung phát triển các Trung tâm Giới thiệu việc làm sao cho đáp ứng được nhu cầu hội nhập nền kinh tế của khu vực và thế giới.
Trong giai đoạn tới cuộc cách mạng khoa học công nghệ – kỹ thuật trên thế giới sẽ phát triển ngày càng nhanh chóng với qui mô và tốc độ ngày càng cao; điều này tạo nhiều điều
kiện cho việc tiếp cận các nguồn thông tin thị trường lao động chính xác và kịp thời. Song nó cũng thúc đẩy các Trung tâm Giới thiệu việc làm cần đào tạo thêm nhiều ngành nghề mới với trình độ kỹ thuật cao như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
1.2. Bối cảnh trong nước
1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010
Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 – 2010 là đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Mục tiêu cụ thể là:
- Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000
- Nâng đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta - Tốc độ tăng dân số đến năm 2010 chỉ còn khoảng 1,1%
- Giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn: thất nghiệp ở thành thị dưới 5%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn là khoảng 80 – 85%
- Nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo lên khoảng 40% - Hoàn thành tỷ lệ phổ cập trung học trong cả nước
- Tuổi thọ trung bình tăng lên 71 tuổi
- Kết cấu hạ tầng đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội
- Vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước được tăng cường chi phối các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả.
1.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đến năm 2010
Dự báo quy mô dân số nước ta: đến năm 2005 nước ta có khoảng 83 triệu người, trong
đó có 23 triệu người ở thành thị và 60 triệu người ở nông thôn. Đến năm 2010, dân số nước ta vào khoảng 87,4 triệu người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm khoảng 60 – 65% và dân số ở thành thị chiếm khoảng 35 – 40%. Vậy bình quân trong giai đoạn 2000 – 2010 mỗi năm dân số nước ta tăng thêm từ 1 – 1,1 triệu người; tuổi thọ trung bình của dân số nước ta trong giai đoạn 2001 – 2010 là 70,3 tuổi.
Dự báo quy mô nguồn lao động: năm 2005 trong số 83 triệu người sẽ có khoảng 43,7 triệu người tham gia vào lực lượng lao động, trong đó có khoảng 11 triệu người ở thành thị và 32,7 triệu người ở nông thôn. Đến năm 2010 thì dân số nước ta là khoảng 87,5 triệu người trong đó tham gia lực lượng lao động là khoảng 49,6 triệu người. Trong 49,6 triệu lao động của nước ta trong giai đoạn này có 14,6 triệu người tham gia lực lượng lao động trong khu vực thành thị (chiếm khoảng 29% lực lượng lao động của cả nước), 35 triệu lao động tham gia lực lượng lao động ở khu vực nông thôn.
Dự báo chất lượng lao động: Mục tiêu đến năm 2005 đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề
là 18,6% trong đó: tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của ngành công nghiệp là 32%, của ngành nông nghiệp là 12,8% và ngành dịch vụ là 25%. Đến năm 2010 nước ta sẽ có tỷ lệ lao động được đào tạo là khoảng 40%, trong đó đào tạo nghề khoảng 26% trong số lao động được đào tạo nghề của năm 2010 thì: tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của ngành công nghiệp là 45%, tỷ lệ lao động được qua đào tạo của ngành nông nghiệp là 20% và của ngành dịch vụ là 28%.
Dự báo mục tiêu giải quyết việc làm trong thời kỳ 2001 – 2010 là: trong vòng 10 năm phải tập trung các giải pháp từ trung ương đến địa phương, với sự tham gia của các cấp, các ngành, các đơn vị để giải quyết việc làm và ổn định việc làm cho khoảng 13 triệu lao động (bình quân 1,3 triệu lao động/năm). Trong đó, tập trung vào những lĩnh vực tạo ra việc làm ổn định, lâu dài, đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật và có thu nhập cao.
Dự báo nhu cầu của thị trường lao động nước ta đến năm 2010: đến năm 2010 nhu cầu
về việc làm trong cả nước ta là rất lớn có đến 2.547.116 lượt lao động có nhu cầu cần tìm việc trong một năm (tăng gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2005). Trong hơn 2 triệu lượt người có nhu cầu cần tìm việc làm thì có đến 830.454 người sẽ có nhu cầu tìm việc làm thông qua các Trung tâm Giới thiệu việc làm, nó chiếm khoảng 31% số người có nhu cầu tìm việc làm. Nhu cầu lao động trong thời gian tới sẽ được dự báo cụ thể trong bảng sau:
Bảng 06: Dự báo nhu cầu của thị trường lao động trong cả nước
Đơn vị tính: Người STT Chỉ tiêu 2005 2010
1 Số lao động cần tìm việc làm
1.1 Trung bình một địa phương 29.577 41.756 1.2 Cả nước 1.802.197 2.547.116 2 Nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động
2.1 Trung bình một địa phương 16.838 25.538 2.2 Cả nước 1.027.188 1.557.818 3 Số người cần tìm việc làm thông qua trung tâm
3.1 Trung bình một địa phương 5.713 13.614 3.2 Cả nước 348.493 830.454 4 Số lao động mà doanh nghiệp đề nghị giới thiệu,
cung ứng
4.1 Trung bình một địa phương 9.186 13.476 4.2 Cả nước 557.418 822.036 5 Số người học nghề tại các trung tâm
5.1 Trung bình một địa phương 4.815 8.307 5.2 Cả nước 293.715 506.727
Nguồn Vụ Lao động – Việc làm; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội