Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống trung tâm giới thiệu việc là mở việt nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đến năm 2010 pdf (Trang 34 - 37)

nam

1. Cở sở ra đời của tổ chức Giới thiệu việc làm ở Việt Nam

Sau 10 năm đổi mới thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, nước ta đã thu được nhiều thành quả quan trọng: thu nhập bình quân đầu người tăng, mức sống của dân cư tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tỷ lệ lạm phát giảm và ở mức thấp… Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam cũng là một nước đông dân trên thế giới. Chính vì vậy vấn đề nổi cộm trong xã hội Việt Nam hiện nay là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Chống thất nghiệp và giải quyết việc làm đã trở thành mối quan tâm của Chính phủ, Công đoàn, các tổ chức xã hội cũng như của bản thân người lao động. Song giải quyết việc làm là một vấn đề bức xúc, có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội. Nó không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế- xã hội, nghề nghiệp, mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân, và bản thân người lao động. Tuy vậy, cần có một tổ chức thực hiện những hoạt động dịch vụ việc làm góp phần tích cực giải quyết cân đối cung- cầu lao động và thúc đẩy thị trường lao động phát triển đúng hướng. Đó là các tổ chức Giới thiệu việc làm ở Việt Nam.

Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức Giới thiệu việc làm ở Việt Nam cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết cuả Đảng, pháp luật của Nhà nước:

Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “Bảo đảm công ăn, việc làm cho dân là một mục tiêu hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành bệnh kinh niên. Nhà nước chú trọng đầu tư tạo việc làm, đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và người lao động tự tạo thêm việc làm; khuyến khích các tổ chức và cá nhân cùng Nhà nước tổ chức tốt dịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề nghiệp”.

Mặt khác, trong điều 18 của Bộ Luật Lao động nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ghi rõ:

Tổ chức dịch vụ việc làm được thành lập theo qui định của pháp luật có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu, cung ứng và giúp tuyển lao động, thu thập và cung ứng thông tin về thị

trường lao động. Việc đưa lao động Việt Nam đi nước ngoài chỉ được tiến hành sau khi có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức dịch vụ việc làm được phép thu lệ phí, được Nhà nước xét giảm, miễn thuế và được tổ chức dạy nghề

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý Nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ việc làm trong cả nước

Trên đây là căn cứ cho việc thành lập cũng như tổ chức hoạt động của các tổ chức Giới thiệu việc làm (trước đây gọi là các trung tâm Dịch vụ việc làm). Từ khi thành lập đến nay các Trung tâm Giới thiệu việc làm không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong thị trường lao động

2. Sự hình thành và phát triển của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở Việt Nam Nam

2.1. Thời kỳ tiền thân của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Đáp ứng yêu cầu khách quan của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Nhà nước đã tạo môi trường pháp lý thông qua việc ban hành pháp luật, chính sách tạo mở việc làm, thu hút nhiều lao động… Đồng thời Nhà nước còn hỗ trợ một phần tài chính để khuyến khích các tổ chức nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ việc làm. Từ sự chuyển đổi nền kinh tế đã hình thành thị trường lao động Việt Nam và cũng xuất hiện những nhu cầu khách quan cho sự ra đời của các tổ chức Giới thiệu vịêc làm hiện nay.

Hơn nữa, nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm của lao động xã hội ngày càng lớn và trở nên ngày càng bức xúc. Trước nhu cầu cấp thiết đó, ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… đã xuất hiện các văn phòng môi giới việc làm, sau đó được định hướng của Nhà nước các văn phòng đầu tiên đã hình thành các Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm.

Đến năm 1989, thực hiện Nghị quyết 176/HĐBT về sắp xếp lại các lao động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo thí điểm một số Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm cho lao động dôi dư. Đồng thời tổ chức sản xuất qui mô nhỏ để tạo việc làm cho số lao động đã được đào tạo đang chờ giới thiệu vịêc làm. Các trung tâm giới thiệu việc làm ra đời đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nhanh chóng phát triển thành một hệ thống.

Tháng 3/1993, Bộ Trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã ký quyết định số 146/LĐTBXH-QĐ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm, đồng thời thống nhất tên gọi các Trung tâm Xúc tiến việc làm

2.2. Thời kỳ phát triển của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở Việt Nam

Từ khi có Quyết định 146/QĐ của Bộ Trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các trung tâm có cơ sở pháp lý đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình. Mặt khác, ra đời từ yêu cầu khách quan của sự hình thành và phát triển của thị trường lao động lại được Nhà nước khẳng định tính đúng đắn nên từ một số trung tâm ra đời ban đầu đã phát triển thành một hệ thống các trung tâm Xúc tiến việc làm. Các trung tâm Xúc tiến việc làm hầu như đã có mặt ở khắp các địa phương trong cả nước, đã giúp cho người lao động dễ có điều kiện tiếp xúc, tăng cơ hội nâng cao trình độ nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm cho họ.

Ngày 31/10/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định 72/CP, trong đó có một số điều hướng dẫn về tổ chức, hoạt động và thống nhất tên gọi là Trung tâm Dịch vụ việc làm

Ngày 11/7/2003 tại Quyết định 793/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt phương án thực hiện dự án: “Quy hoạch hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm giai đoạn 2004-2010” đã đổi tên các Trung tâm Dịch vụ việc làm thành các Trung tâm Giới thiệu việc làm.

Tính đến cuối năm 2004 cả nước đã có hơn 170 Trung tâm Giới thiệu việc làm (được thành lập theo Nghị định 72/CP) so với 100 trung tâm năm 1994. Vậy trong vòng 10 năm số lượng Trung tâm Giới thiệu vịêc làm ở Việt Nam đã tăng lên gần gấp đôi, tuy nhiên không chỉ tăng lên về số lượng mà chất lượng các Trung tâm Giới thiệu việc làm cũng tăng lên rõ

rệt, để hiểu rõ hơn vấn đề này em sẽ đi sâu vào đánh giá hoạt động của các Trung tâm Giới

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đến năm 2010 pdf (Trang 34 - 37)