Thực trạng hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc là mở Việt Nam giai đoạn 1998

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đến năm 2010 pdf (Trang 37 - 42)

II. thực trạng hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1998 - 2004 1998 - 2004

Trong giai đoạn vừa qua hoạt động của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở Việt Nam đã có rất nhiều chuyển biến thể hiện thông qua sự phát triển của mạng lưới các trung tâm và sự biến đổi trong kết quả ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của trung tâm.

1. Mạng lưới các Trung tâm Giới thiệu việc làm trong cả nước

Tổng hợp của các trung tâm giới thiệu việc làm của các tỉnh thành phố đến cuối năm 2004 cả nước có 222 trung tâm giới thiệu việc làm trong đó có 177 trung tâm được thành lập theo Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động, số trung tâm được thành lập theo Nghị định 72/CP hiện đang hoạt động là 132 trung tâm, có đến 40 trung tâm đã chuyển đổi chức năng hoạt động mà chủ yếu thành các trường dạy nghề. Số trung tâm thành lập theo Nghị định 72/CP hiện nay không còn hoạt động là 14 trung tâm.

Trong 177 Trung tâm Giới thiệu việc làm cả nước, đồng bằng sông Hồng là vùng có số lượng nhiều nhất là: 59 trung tâm (chiếm 33,33%); tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế Đông Nam Bộ với 26 trung tâm (chiếm 14,69%); ít nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên với 8 trung tâm được phân bổ cho hai vùng (chỉ chiếm hơn 4%); cụ thể phân bố các trung tâm ở các vùng kinh tế được thể hiện trong bảng 01 như sau:

Bảng 01: Phân bố các Trung tâm Giới thiệu việc làm theo các vùng đến năm 2004

Đơn vị tính: trung tâm

STT Vùng kinh tế Số trung tâm thành lập theo NĐ72/CP đang hoạt động

Tỷ lệ (%) 1 Đông Bắc 15 8.40 2 Tây Bắc 3 1.69

3 Đồng Bằng Sông Hồng 59 33.33 4 Bắc Trung Bộ 23 12.99 5 Nam Trung Bộ 20 11.30 6 Tây Nguyên 5 2.82 7 Đông Nam Bộ 26 14.69 8 Đồng Bằng Sông Cửu Long 26 14.69 Tổng cộng 177 100.00

Nguồn: Vụ Lao động – Việc làm; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Từ số liệu trên cho ta thấy có sự phân bố các trung tâm không đồng đều giữa các vùng kinh tế: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là các vùng có số lượng trung tâm nhiều nhất vì đây là các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, lao động tập trung ở các vùng này là đông nên cần có một mạng lưới các Trung tâm Giới thiệu việc làm lớn để đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm của người lao động. Trong khi đó Tây Nguyên và Tây Bắc là hai vùng có số lượng trung tâm rất ít vì: do lao động ở vùng này thường phân bố dải dác gây ra khó khăn trong việc tổ chức giới thiệu việc làm nên các Trung tâm Giới thiệu việc làm thường không tập trung nhiều ở hai vùng này. Mặt khác, do điều kiện vật chất còn rất hạn chế chính vì vậy việc tập trung quá nhiều các Trung tâm Giới thiệu việc làm trong vùng sẽ không đảm bảo việc cung cấp đủ các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của các trung tâm.

Chính vì có sự phân bố không đồng đều các trung tâm trong các vùng kinh tế không những đã gây khó khăn trong việc qui mạng lưới trung tâm và đã dẫn đến sự chênh lệch rất lớn trong việc phân bổ số lượng lao động bình quân cho một trung tâm giữa các vùng trong cả nước, cụ thể là:

Bảng 02: Số lượng lao động bình quân trên một trung tâm ở các vùng kinh tế tính đến năm 2004

STT Vùng kinh tế Số lượng lao động / trung tâm 1 Đông Bắc 333.580 2 Tây Bắc 436.666 3 Đồng Bằng Sông Hồng 130.095 4 Bắc Trung Bộ 221.738 5 Nam Trung Bộ 174.950 6 Tây Nguyên 452.800 7 Đông Nam Bộ 249.519 8 Đồng Bằng Sông Cửu Long 350.384 Cả nước 238.012

Nguồn: Vụ Lao động – Việc làm; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Kết hợp số liệu ở bảng 01 và 02 ta thấy không những số lượng các trung tâm được phân bố không đều mà số lượng lao động phân bố bình quân cho một trung tâm cũng có khoảng cánh rất lớn giữa các vùng với nhau. Trong cả nước chỉ có Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Vùng Nam Trung Bộ là có số lượng lao động phân bố trên một trung tâm là thấp nhất điều này sẽ tạo ra thuận lợi cho các trung tâm khi tiến hành hoạt động giới thiệu việc làm của mình. Trong khi đó Vùng Tây Bắc và Vùng Tây Nguyên là hai vùng có số lượng trung tâm ít nhất lại là các vùng có sự phân bổ lao động cho một trung tâm là lớn nhất (nó gấp từ 3 – 4 lần so với vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Nam Trung Bộ, và gấp 2 lần so với số lượng trung bình của cả nước), chính điều này sẽ gây ra sức ép lớn trong hoạt động của các trung tâm đặc biệt là gây ra nhiều khó khăn đối với người lao động khi liên hệ với trung tâm.

Xét theo chủ thể quản lý hoạt động của trung tâm: trong hơn 170 Trung tâm Giới thiệu việc làm đang hoạt động hiện nay thì số trung tâm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý là lớn nhất có đến 61 trung tâm và được phân bố đều trong 61 tỉnh thành của cả nước, tiếp đến là số trung tâm thuộc sự quản lý của các tổ chức chính trị - xã hội, cụ thể là:

Bảng 03: Phân bố mạng lưới các Trung tâm Giới thiệu việc làm theo cơ quan quản lý tính đến năm 2004

Đơn vị tính: trung tâm

STT Cơ quan quản lý

Số trung tâm thành lập theo NĐ72/CP đang hoạt động

Tỷ lệ (%) 1 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội 61 34.46 2 Tổng liên đoàn lao động Việt Nam 41 23.16 3 Đoàn thanh niên cộng sản HCM 15 8.47 4 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 10 5.65 5 Bộ quốc phòng 20 11.30 6 Các cơ quan khác 30 16.96 Tổng cộng 177 100.00

Nguồn: Vụ Lao động – Việc làm; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Qua số liệu phân tích trong bảng 03 cho thấy: hiện nay Sở Lao động – Thương binh là đơn vị được giao quyền quản lý số lượng Trung tâm Giới thiệu việc làm lớn nhất trong cả nước (chiếm 1/3 số trung tâm trong cả nước) điều này càng khẳng định vai trò chủ đạo của các trung tâm này trong hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm trong cả nước. Tiếp đến là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là 41 trung tâm (chiếm 23,63% số trung tâm trong cả nước); Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quản lý 15 trung tâm (chiếm 8,47%); Hiệp hội phụ nữ Việt Nam là 10 trung tâm; Bộ Quốc phòng có 20 trung tâm; ngoài ra còn có các trung tâm thuộc sự quản lý của Bộ Công An, Bộ Giáo Dục, Bộ Thuỷ Sản, Hội Nông Dân, Hội Cựu Chiến Binh... Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Giới thiệu việc làm đã chứng tỏ không chỉ có sự tham gia của các Sở Lao động mà nó còn có sự đóng góp tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội trong cả nước đối với lĩnh vực giới thiệu việc làm.

Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng của các Trung tâm Giới thiệu việc làm nên tính đến nay mỗi địa phương trong cả nước đều có ít nhất một trung tâm giới thiệu việc làm. Không những vậy các Trung tâm Giới thiệu việc làm trong cả nước còn được phân bố đến tất cả các khu chế xuất và các khu công nghiệp; ngay cả vùng sâu, vùng xa cũng có các

Trung tâm Giới thiệu việc làm (hầu hết các trung tâm này thuộc sự quản lý của Bộ Công An hoặc Bộ Quốc Phòng). Có thể nói hiện nay ở nước ta đã hình thành được một mạng lưới các Trung tâm Giới thiệu việc làm phát triển nhất từ trước đến nay.

2. Tình hình thực hịên nhiệm vụ của các Trung tâm Giới thiệu việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1998 - 2004 giai đoạn 1998 - 2004 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo qui định của Bộ Luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam các Trung tâm Giới thiệu việc làm phải thực hiện các nhiệm vụ sau: tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập và cung ứng thông tin trên thị trường lao động. Ngoài ra các trung tâm còn được phép tổ chức dạy nghề và một số hoạt động khác theo qui định của pháp luật.

Qua tổng hợp điều tra và báo cáo của các Trung tâm Giới thiệu việc làm trong giai đoạn vừa qua thì hiện nay trên cả nước có trên 93% các trung tâm thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ nêu trên; mỗi nhiệm vụ của trung tâm có vai trò, vị trí riêng và có mối quan hệ trực tiếp, hữu cơ với các nhiệm vụ khác.

Trong các nhiệm vụ được thực hiện thì nhiệm vụ thu thập và cung ứng thông tin trên thị trường lao động được qui định là nhiệm vụ trước tiên và có ý nghĩa quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động của trung tâm, tuy nhiên nhiệm vụ này chỉ có 80,82% số trung tâm trong cả nước thực hiện đầy đủ. Tình hình thực hiện nhiệm vụ tư vấn là 93,15% số trung tâm đã thực hiện các hoạt động này. Đối với hoạt động giới thiệu và cung ứng lao động trên thị trường lao động có 93,83% trung tâm đã tham gia hoàn thành các nhiệm vụ. Đối với hoạt động dạy nghề: đây được coi là hoạt động mang tính chất bổ trợ cho các hoạt động chính của trung tâm nhưng trong giai đoạn vừa qua đã có hầu hết các trung tâm tham gia vào thực hiện hoạt động này và tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ này cũng rất cao vào khoảng 93,83% . Cụ thể tình hình thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm được thể hiện qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 04: Tình hình thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm tính đến năm 2004

STT Vùng kinh tế I II III IV 1 Vùng Đông Bắc 76,92 84,61 69,23 84,61 2 Vùng Tây Bắc 100,00 100,00 66,66 100,00 3 Đồng bằng Sông Hồng 91,11 91,11 86,33 97,77 4 Vùng Bắc Trung Bộ 95,23 95,23 90,47 100,00 5 Vùng Nam Trung Bộ 94,44 94,44 66,66 94,44 6 Vùng Tây Nguyên 100,00 100.00 100,00 100,00 7 Vùng Đông Nam Bộ 95.23 95,23 71,42 85,71 8 Đồng Bằng Sông Cửu Long 100,00 100,00 81,82 86,35 Chung cả nước 93,15 93,83 80,82 93,83

Nguồn Vụ Lao động – Việc làm; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Ghi chú:

I: Nhiệm vụ tư vấn

II: Nhiệm vụ giới thiệu, cung ứng lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đến năm 2010 pdf (Trang 37 - 42)