Bài học kinh nghiệm về phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm áp dụng cho việt nam.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đến năm 2010 pdf (Trang 29 - 34)

cho việt nam.

1. Kinh nghiệm về phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở một số nước.

1.1. Nhật Bản

Nhật Bản các Trung tâm Giới thiệu việc làm được thành lập dưới dạng các văn phòng, mỗi văn phòng thường có 3 phòng và 4 bộ như sau:

- Ba phòng là:

Phòng các vấn đề về quản lý: chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, tiền công và các vấn đề về kế toán…

Phòng đăng ký bảo hiểm việc làm: chịu trách nhiệm đăng ký bảo hiểm, xác định chất lượng người được bảo hiểm…

Phòng chi trả phúc lợi bảo hiểm việc làm: xác định mức phúc lợi bảo hiểm, ghi nhận tình hình thất nghiệp và chi trả bảo hiểm…

- Bốn bộ là:

Bộ phận lao động theo ngày: trao đổi việc làm, thực hiện các dự án làm giảm tình trạng thất nghiệp đối với lao động theo ngày…

Bộ phận lao động tự chọn công việc: Tiếp nhận đăng ký việc làm, trao đổi các dịch vụ việc làm đối với những người có khả năng tự chọn công việc cho mình..

Bộ phận tư vấn việc làm: thực hiện các dịch vụ tư vấn, hướng nghiệp và trao đổi nghề nghiệp với những người cần tư vấn nghề nghiệp

Bộ phận hỗ trợ đặc biệt: hướng dẫn nghề nghiệp và trao đổi việc làm cho những nhóm đối tượng lao động đặc biệt như: người già, người tàn tật…

Nhìn vào cơ cấu tổ chức của một văn phòng giới thiệu việc làm ở Nhật Bản ta nhận thấy có một sự rõ ràng, dành mạch trong việc phân công công việc, cơ cấu tổ chức rất đơn giản, gọn nhẹ. Khách hàng của văn phòng có thể rất dễ tiếp xúc đối với từng bộ phận hoạt động của văn phòng. Hơn nữa để đạt được thành công trong lĩnh vực giải quyết việc làm các văn phòng việc làm ở Nhật Bản đã có những cải tiến trong hoạt động của mình như:

- Các văn phòng đã sử dụng phương pháp sắp xếp việc làm trên cơ sở phân chia người đi tìm việc làm thành 3 loại: tự lựa chọn, cần tư vấn, cần sự hỗ trợ đặc biệt để có các giải pháp phù hợp.

- Hình thành một hệ thống cán bộ chuyên trách để mở rộng và tăng cường các chức năng có liên quan đến hướng nghiệp, sắp xếp và hướng dẫn việc làm cũng như thu thập thông tin về chỗ làm việc

- Tăng cường sự phối hợp giữa các văn phòng trong một mạng lưới thống nhất để thúc đẩy sự phối hợp, trao đổi thông tin về việc làm, để mở rộng phạm vi thị trường và phạm vi không gian tìm kiếm việc làm

- Các văn phòng, trung tâm và Bộ lao động được đặt trong một hệ thống máy tính được nối mạng nên các trung tâm sẽ thu thập được toàn bộ các thông tin về việc các doanh nghiệp có nhu cầu cần tuyển lao động trong cả nước như vậy sẽ chủ động trong quá trình sắp xếp việc làm

Chính có những cách quản lý tiên tiến như vậy mà các Trung tâm Giới thiệu việc làm ở Nhật Bản luôn hoàn thành nhiệm vụ giải quyết việc làm của mình.

1.2. Hoa Kỳ

Năm 1933 ở Hoa kỳ đã xuất hiện các văn phòng lao động địa phương để người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau để tìm việc

Thời kỳ 1960 – 1980 Chính phủ đã thông qua nhiều đạo luật liên quan đến đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động khi đi xin việc, đào tạo kỹ năng và công nghệ mới cho người lao động, giúp đỡ người yếu thế khi tìm kiếm việc làm...

Từ năm 1980 – 1990 có rất nhiều chương trình liên quan đến người lao động, song người lao động không biết đâu là chương trình nào và cần phải liên hệ với trung tâm nào để có thể tìm được việc làm. Người lao động thường phải đi nhiều nơi để tìm việc làm, điều này đã gây tốn kém cho người lao động. Chính vì thế, Bộ Lao động Hoa Kỳ đã đưa ra các quyết định mới về dịch vụ việc làm.

Năm 1994 Bộ đã đề xuất lấy khoản tiền của Nhà nước để xây dựng trung tâm dịch vụ

việc làm một cửa để tạo điều kiện cho người lao động, người lao động chỉ phải vào một cửa

để có thể đáp ứng nhu cầu của mình về: cơ hội tìm việc làm, đào tạo nghề, các cơ hội giáo dục khác…

Hiện nay ở Hoa Kỳ đã hình thành một mạng lưới các Trung tâm Giới thiệu việc làm rộng khắp: trong cả nước có khoảng 2000 trung tâm giới thiệu việc làm toàn diện và có khoảng 600 trung tâm giới thiệu việc làm không toàn diện (tức là các trung tâm chỉ thực hiện một vài hoạt động chủ yếu)

Từ năm 1994 đến nay hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm ở Hoa Kỳ đã có khoảng 25 triệu người truy cập, trong đó có nhiều người đã tìm được việc làm. Nhóm chưa tìm được việc làm vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của cán bộ trong trung tâm và được miễn phí.

Theo Luật pháp Hoa kỳ các công ty tư nhân cũng có quyền tham gia vào hoạt động giới thiệu việc làm như: ở Washincton có các công ty phát triển nguồn nhân lực, chuyên cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, tổ chức dưới hình thức cho thuê lao động. Đây là một trong những hình thức đã rất thành công ở Hoa Kỳ.

1.3. Trung Quốc

Các Trung tâm Giới thiệu việc làm ở Trung quốc được thành lập từ những năm 1992 bao gồm: trung tâm giới thiệu việc làm nhà nước và trung tâm giới thiệu việc làm dân doanh. Các trung tâm giới thiệu việc làm nhà nước thường mang tính công ích, với cơ chế giao dịch

miễn phí. Trong khi đó, các trung tâm giới thiệu việc làm dân doanh hoạt động hoàn toàn theo qui chế thị trường, chính nhờ có hoạt động này mà tại nhiều khu đô thị mới người lao động đã quen dần với hành vi thị trường khi tìm kiếm việc làm, người lao động đã chủ động tự tham gia tìm việc thông qua sự trợ giúp của các trung tâm chứ không trông chờ vào Nhà nước như trong thời kỳ bao cấp.

Một đặc điểm nữa cần chú ý trong hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm tại Trung Quốc là trong nhiều trường hợp các cấp chính quyền địa phương đứng ra tổ chức các trung tâm này, nhưng người quản lý lại là các tổ chức xã hội như: Công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ… Đây cũng là cách để lôi kéo sự tham gia của nhiều bên có liên quan vào việc quản lý hoạt động của các Trung tâm Giới thiệu việc làm.

2. Bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam

Trong thời gian qua hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở nước ta tuy mới hình thành song đã thu được rất nhiều kết quả quan trọng, có đóng góp rất lớn trong việc hoàn thiện và phát triển thị trường lao động ở nước ta. Nhưng bên cạnh những thành công đã đạt được thì hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở nước ta không tránh khỏi còn nhiều khó khăn và hạn chế. Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển Trung tâm Giới thiệu việc làm ở một số nước trên thế giới chúng ta có thể rút ra các bài học kinh nghiệm về phát triển Trung tâm Giới thiệu việc làm áp dụng cho Việt Nam như sau:

- Chúng ta cần học tập Nhật Bản trong việc tổ chức hoạt động của các trung tâm, nên có sự phân công công việc rõ ràng đối với từng cán bộ trong trung tâm

- Nên có sự phân chia người đi tìm việc thành các nhóm khác nhau để thuận tiện cho hoạt động giới thiệu việc làm.

- Cần tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các trung tâm để có thể hình thành một mạng lưới trung tâm rộng khắp và có thể tiến hành trao đổi bổ sung thông tin trong hệ thống các trung tâm nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động của trung tâm.

- Nhà nước cần có các biện pháp khuyến khích hơn nữa các tổ chức chính tị – xã hội tham gia vào hoạt động giới thiệu việc làm có như vậy mới có thể tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động này

- Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện hơn nữa cho việc các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hoạt động giới thiệu việc làm, có như vậy với có thể làm giảm sức ép đối với việc giải quyết việc làm cho các Trung tâm Giới thiệu việc làm công và góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm…

Trên đây chúng ta đã có được cái nhìn khái quát về hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm và có được các bài học kinh nghiệm để có thể góp phần phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở Việt Nam. Song để có thể đưa ra được các giải pháp tốt nhất nhằm phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở nước ta trong tương lai thì việc đánh giá thực trạng phát triển của các trung tâm này trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Chương II:

Thực trạng hoạt động của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm công ở việt nam giai đoạn 1998-2004

Để đánh giá được thực trạng hoạt động của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở Việt Nam trong thời gian qua thì việc tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống trung tâm này là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đến năm 2010 pdf (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)