II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NNL TẠI CÔNG TY MAY MINH TRÍ
2. về công tác đào tạo.
2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo
Từ việc phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty ta nhận thấy công tác đào tạo cán bộ công nhân viên trong công ty còn một số tồn tại cần khắc phục. Công ty cần chủ động việc đào tạo đội ngũ lao động đồng thời kết hợp với công ty để có một chính sách đào tạo hợp lý đồng bộ, phù hợp với yêu cầu sản xuất của công ty.
Theo tôi, bồi dưỡng cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ một cách chuyên sâu phù hợp với chức năng nhiệm vụ mà họ đảm nhận.
Như trên đã phân tích, đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và nghiệp vụ của xí nghiệp có trình độ nghiệp vụ chưa tương xứng với chức năng và nhiệm vụ của họ. Ở đây đặc biệt lưu ý tới cán bộ quản lý của phân xưởng và tổ may, cụ thể là các cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng và các tổ phó của các tổ may. Cán bộ quản lý phân xưởng và cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ chủ yếu được đào tạo ở trình độ trung cấp, cao đẳng cộng với kinh nghiệm làm việc lâu năm. Như vậy, với trình độ này họ chỉ có thể làm việc tốt nhất trong điều kiện sản xuất
ổn định với các mã hàng truyền thống, số lượng mỗi mã nhiều. Tuy nhiên trong điều kiện sản xuất không ổn định như hiện nay, để đảm bảo cho sản xuất được liên tục công ty phải nhận nhiều mã hàng cùng một lúc với số lượng mỗi mã hàng ít. Do vậy công việc triển khai đối với mỗi mã hàng sẽ thay đổi liên tục. Trình độ của Ban quản đốc và cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ của phân xưởng không đáp ứng được kịp thời. Xí nghiệp cần phải có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cho đối tượng này. Bên cạnh đó, tổ trưởng, tổ phó của các tổ may có tay nghề chủ yếu bậc 3 và hầu như không có kiến thức về tổ chức quản lý là không đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Nội dung đào tạo cho các đối tượng này cần có:
- Bồi dưỡng, nâng cao tay nghề và bổ xung kiến thức hiện đại về các mặt quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ cho phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh thực tế của công ty.
- Tổ chức tập huấn phổ biến các chủ trương, chính sách, văn bản mới của Nhà nước, các quy định quy chế của công ty có liên quan đến các măth quản lý chung.
Về tổ chức thực hiện:
- Căn cứ vào tình hình sản xuất của công ty đối với từng thời kỳ mà công ty có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng và đào tạo hoặc gửi đi bồi dưỡng ở các trung tâm hay các trường đào tạo chuyên nghiệp.
- Các đơn vị trong công ty lựa chọn, xét duyệt danh sách cán bộ công nhân viên được cử đi học theo thông báo của Phòng Tổ chức lao động, Phòng Tổ chức lao động tổng hợp danh sách và trình duyệt Giám đốc, hoàn tất thủ tục đối với khoá học và đối tượng đi học.
Đào tạo công nhân
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động trong điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, thay đổi cơ cấu sản xuất hoặc công nghệ của công ty, công ty cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao
động. Công tác này phải được thực hiện thường xuyên với các hinhf thức đào tạo như: đào tạo mới, đào tạo kiêm nghề chuyển nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đối với công nhân tay nghề yếu, bồi dưỡng nâng cấp, nâng bậc cho công nhân hàng năm.
- Đào tạo mới
+ Hình thức đào tạo: Đào tạo kèm cặp tại chỗ do các phân xưởng trong công ty đảm nhận kết hợp với hình thức gửi đi bồi dưỡng tại các trường công nhân kỹ thuật. Có thể nhà trường vừa đào tạo lý thuyết, vừa đào tạo thực ành hoặc phần thực hành kết hợp với phân xưởng kèm cặp tạo doanh nghiệp.
+ Về tổ chức thực hiện: Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh từng thời điểm công ty ra quyết định tuyển sinh đào tạo tay nghề, căn cứ vào nhu cầu và khả năng đào tạo, xí nghiệp quyết định thời gian và hình thức đào tạo cho phù hợp. Trong quá trình đào tạo kèm cặp, các đơn vị chủ động tổ chức, kết hợp với các phân xưởng có liên quan cùng theo dõi, kiểm tra tay nghề cho học sinh.
- Đào tạo lại
Việc đào tạo lại nguồn nhân lực là một việc làm quan trọng và rất cần thiết đối với công ty bởi các lý do sau:
Thứ nhất: Để chuẩn bị và bù đắp vào những chỗ bị thiếu, bị bỏ trống do công nhân nghỉ việc hoặc chuyển công tác khác. Sự bù đắp và bổ xung này diễn ra thường xuyên nhằm làm cho công ty hoạt động trôi chảy.
Thứ hai: Để chuẩn bị cho những người lao động thực hiện được những trách nhiệm và nhiệm vụ mới do có sự thay đổi trong mục tiêu, cơ cấu, những thay đổi về luật pháp, chính sách và công nghệ mới tạo ra.
Thứ ba: Để hoàn thiện khả năng của người lao động (thực hiện những nhiệm vụ hiện tại cũng như trong tương lai một cách hiệu quả hơn).
Việc đào tạo lại nguồn nhân lực có tác dụng rất lớn đến sản xuất kinh doanh và sự phát triển của công ty. Đó là:
+ Giảm bớt được sự giám sát của cán bộ lãnh đạo vì đối với người lao động được đào tạo họ là người có thể tự giám sát các thao tác nghiệp vụ của mình.
+ Giảm bớt những tai nạn vì nhiều tai nạn xảy ra là do những hạn chế của con người hơn là do những hạn chế của các thiết bị hay những hạn chế về điều kiện làm việc bởi vì khi được đào tạo họ được trang bị về những kỹ năng, kiến thức, chuyên môn, vận hành quy trình công nghệ một cách thành thạo do đó sẽ giảm tới mức tối thiểu các tai nạn có thể xảy ra do các nguyên nhân khách quan.
+ Đào tạo sẽ làm cho sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo giữ vững hiệu quả hoạt động của công ty ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế.
- Đào tạo kiêm nghề:
Đối tượng đào tạo là công nhân đã được đào tạo một nghề trong dây chuyền sản xuất, cần phải đào tạo thêm một đến hai nghề phù hợp để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động khi cần thiết.
Hình thức đào tạo là kèm cặp trong dây chuyền sản xuất. Các đơn vị căn cứ vào nhu cầu sản xuất, lao động thực tế, lập kế hoạch đào tạo kiêm nghề, báo cáo Giám đốc xí nghiệp xét duyệt. Khi có quyết định đào tạo, các đơn vị bố trí sắp xếp công nhân đi học, bố trí người kèm cặp, kiểm tra sát hạch tay nghề công nhân.
- Đào tạo chuyển nghề:
Đối tượng được đào tạo là những người lao động không đảm đương được công việc đang làm do không phù hợp với khả năng, trình độ tay nghề và không thể bồi dưỡng đào tạo lại, phải bố trí chuyển nghề khác cho phù hợp. Hoặc do sau khi sắp xếp lại lao động sản xuất, một số lao động dôi dư phải chuyển nghề khác, công ty cần phải tổ chức đào tạo tay nghề mới cho số công nhân này để phù hợp với sự bố trí sử dụng lao động hiệu quả, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.
* Đào tạo nâng cao tay nghề đối với công nhân tay nghề yếu: cần có kế hoạch đào tạo một cách toàn diện về kiến thức chuyên môn cũng như tay nghề đối với các đối tượng công nhân tay nghề yếu kết hợp đào tạo nâng cấp, nâng bậc cho công nhân bậc thấp nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất. Hình thức đào tạo ở đây chủ yếu nên áp dụng phương pháp bồi dưỡng, kèm cặp trực tiếp trong dây chuyền sản xuất.
Tóm lại, kết quả, năng suất, chất lượng sản phẩm của công ty chắc chắn sẽ khả quan hơn nhiều nếu như công tác đào tạo của công ty được quan tâm đúng mức.