Những phẩm chất đạo đức-tinh thần của người lao động Việt nam hiện nay:

Một phần của tài liệu 230 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (Trang 62 - 64)

8. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 100.00 4.11 23.77 40.92 17.72 13

2.2.5. Những phẩm chất đạo đức-tinh thần của người lao động Việt nam hiện nay:

2000 0,671 0,71 0,83 0,47 108/174 2001 0,682 0,71 0,84 0,49 101/162 2002 0,688 0,72 0,84 0,50 109/173 2003 0,688 0,73 0,83 0,51 109/175 2004 0,691 0,73 0,82 0,52 112/177 2005 0,704 0,76 0,82 0,54 108/177 2006 0,709 0,76 0,81 0,55 109/177

Nguồn: Báo cáo phát triển con người của Liên hợp quốc 2007

2.2.5. Những phẩm chất đạo đức-tinh thần của người lao động Việt nam hiện nay: Việt nam hiện nay:

Tích cực

Con người Việt nam truyền thống từ xưa đến nay vốn cần cù , chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Trải qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc đã minh chứng hơn về những đặc tính tốt đẹp của nhân dân ta. Bên cạnh đó tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc rất cao đã gắn kết khối cộng đồng dân tộc lại với nhau và tạo thành một sức mạnh to lớn, sức mạnh đó đã được phát huy mãnh liệt trong chiến tranh, và cả trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Trải qua lịch sử hàng nghìn năm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo, lối sống trọng đạo lý làm người, xem trọng nhân nghĩa con người, chữ tín trong mối quan hệ xã hội…Chính những tinh hoa tốt đẹp của nho giáo đã được nhân dân Việt nam tiếp thu và phát huy đã tạo nên cho con người Việt nam một lối sống cộng đồng tình cảm, gắn kết và một sức mạnh dân tộc rất cao, khác hoàn toàn với lối sống tư bản với đầy tính chất tư lợi cá nhân

Tinh hoa của người Việt còn là tinh thần đoàn kết toàn dân, tương trợ lẫn nhau trong lao động sản xuất. Trong công cuộc CNH-HĐH đất nước tinh thần đoàn kết đó là thế mạnh dẫn chúng ta đến thắng lợi của cả sự nghiệp bởi vì CNH-HĐH đất nước là sự nghiệp của cả toàn dân, mọi người cùng phải hăng say thi đua lao động sản xuất ra giá trị cho cả xã hội, tận dụng được ý chí của cả dân tộc chính là mấu chốt để thành công

Với tinh thần không ngại vất vả, cần cù trong lao động, người lao động Việt nam trong nhiều nam qua đã cố gắng không ngừng trong quản lý, trong lao đông sản xuất…Thêm vào đó là tinh thần ham học hỏi, sáng tạo, linh hoạt, đây là yếu tố thuận lợi để người lao động Việt nam nhanh chóng tiếp cận được với công nghệ sản xuất tiến bộ của nước ngoài. Những đức tính quý báu của người lao động Việt nam nói riêng và người dân Việt nam nói chung đã kết tinh qua nhiều gian khổ, bây giờ được vận dụng vào thời đại kinh tế thị trường, rõ ràng chúng ta có những lợi thế về phẩm chất người lao động mà không phải đất nước nào cũng có được. Chúng ta phải không ngừng phát huy những thế mạnh trên để biến nó trở thành lợi thế trong cuộc chạy đua trên thương trường thế giới

Hạn chế:

Với thói quen lao động chân tay, lao động thủ công nhỏ lẻ nên nền sản xuất Việt nam còn chưa phát triển, khoa học kỹ thuật còn kém phát triển và đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực thấp. Xuất phát điểm từ một nền nông nghiệp lạc hậu, trình độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất thua kém các nước phát triển gần một thế kỷ khiến cho người lao động của nước ta ít có điều kiện tiếp thu kỹ năng công nghệ mới.

Thói quen kinh doanh nhỏ lẻ, tư tưởng tiểu nông ăn sâu vào tiềm thức mỗi người lao động Việt nam khiến chúng ta thường có ý “an phận” trong cuộc sống, kém ý thức vươn lên, thiếu mạnh dạn trong đầu tư thương mại, kinh doanh lớn để phát huy lợi thế quy mô. Chính vì thế kinh doanh nhỏ lẻ phát huy ít hiệu quả làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Truyền thống nhân dân ta vẫn hiếu học, nhưng một căn bệnh cố hữu mà chúng ta mắc phải đó là bệnh ham chức quyền, địa vị…Cộng với bệnh quan liêu bao cấp tồn tại của cơ chế cũ gây ảnh hưởng to lớn đến cả sự nghiệp của đất nước. Quan liêu, bao cấp trong lãnh dạo là căn bệnh nguy hiểm trong thời buổi kinh tế thị trường yêu cầu phải năng động và trọng người tài. Chính trình trạng quan liêu bao cấp làm cho nền kinh tế nhiều năm qua có một độ ì rất lớn, tạo lực cản đến quà trình CNH-HĐH đất nước

Với những hạn chế trên của con người Việt nam, của người lao động Việt nam làm giảm chất lượng nguồn nhân lực nước ta trong nhiều năm qua. Với vốn thể lực yếu, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, lao động thủ công chiếm số đông, lao động qua đào tạo còn ít, khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao….Tất cả những điều đó đang là những bài toán khó đối với công cuộc phát triển kinh tế của cả nước. Đáp ứng về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực đang là một yêu cầu bức thiết hiện nay. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực : song song với việc nâng cao sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật chúng ta phải đồng thời phát huy những ưu điểm của con người Việt nam, của phẩm chất tốt đẹp người lao động Việt nam, khắc phục những hạn chế cố hữu tồn tại hiện nay. Chỉ có thế sự nghiệp CNH-HĐH đất nước mới nhanh chóng tới đích.

Một phần của tài liệu 230 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w