Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu 230 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (Trang 36 - 38)

Tiếp sau “sự thần kỳ Nhật Bản” về phát triển kinh tế, hiện nay Hàn Quốc đang là một biểu tượng mới của thế giới, góp phần đưa châu Á trở thành một trong những động lực của kinh tế thế giới.

Thoát khỏi chiến trang với tình trạng đất nước bị tàn phá nặng nề, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, dân số đông và tình trạng thiếu lương thực diễn ra khắp cả nước. Thế nhưng sau hơn 55 năm, đến nay Hàn Quốc đã thay đổi hoàn toàn diện mạo nền kinh tế cũng như văn hóa xã hội. Là quốc gia có tên trong tổ chức OCED (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - câu lạc bộ các nước giàu) và là nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới.

Có được thành tựu to lớn trên, trong những năm qua Hàn Quốc đã biết tận dụng mọi lợi thế, nguồn lực xã hội trong đó quan trọng nhất là việc Hàn Quốc đã rất chú trọng đến việc xây dựng các chính sách phát triển nguồn nhân lực. Đến nay Hàn Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ là nhờ có nguồn nhân lực tuyệt vời, đó là những người đã làm nên “phép màu của dòng sông Hàn”. Mỗi năm, năng suất lao động tăng từ 10 đến 13%, cạnh tranh mạnh mẽ với môt số nước khác như Đài Loan, Nhật Bản và Xin-ga-po.

Cụ thể trong chiến lược phát triển quốc gia, Hàn Quốc đặc biệt coi trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực, nhân tài để đẩy mạnh, phát triển

sản xuất. Bằng cách chú trọng tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa và tầm quan trọng của chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhân tài đối với sự nghiệp phát triển đất nước và ngăn ngừa biểu hiện háo danh và thiển cận, chủ nghĩa cá nhân, Hàn Quốc đã tạo được dấu ấn tư tưởng đối với học sinh, sinh viên toàn quốc. Chính phủ Hàn Quốc nhấn mạnh rằng: Trẻ em là một bộ phận không thể tách rời khỏi nguồn tài năng trí tuệ, được coi là vốn quí nhất của quốc gia. Vì vậy, giáo dục năng khiếu là con đường tất yếu, duy nhất để một dân tộc, quốc gia sánh với thế giới...

Trong quan điểm về đào tạo nguồn nhân lực, Hàn Quốc thực hiện theo quan điểm là đào tạo không chỉ phải bồi dưỡng riêng cho một số cá nhân mà phát hiện bồi dưỡng một lực lượng trẻ có năng lực cao. Bởi lẽ, họ hiểu là sự bình quân hóa trong giáo dục sẽ gây ra tác động tiêu cực, điều này sẽ làm cho các học sinh có năng khiếu bị hoà đồng với các học sinh khác. Học sinh năng khiếu tại Hàn Quốc chỉ chiếm có 3%; vì vậy, Hàn Quốc ưu tiên cho những học sinh này được hưởng những điều kiện giáo dục đặc biệt, thỏa mãn mọi nhu cầu thiết yếu của học sinh.

Như vậy, trong đào tạo nguồn nhân lực, Hàn Quốc chú trọng đặc biệt vào công tác đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao. Xây dựng hệ thống mạng lưới đào tạo chất lượng cao, quy củ từ tuyển chọn, đào tạo, cơ sở vật chất và nhân lực giáo viên.

Trong cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực, Hàn Quốc đặc biệt chú trọng vào việc đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, đầu tư mạnh để phát triển các tập đoàn công nghệ cao và các tập doàn xuyên quốc gia. Minh chứng cho sự thành công của các chính sách này là việc kinh tế Hàn Quốc không những phát triển nhanh, mà cũng đã thành công trong việc khắc phục nhanh cuộc khủng hoảng tài chính 1977-1978 nhanh chóng hơn so với nhiều quốc gia châu Á khác.

Đến nay, Hàn Quốc là nước có trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật xếp loại cao của thế giới. Tỷ lệ tốt nghiệp đại học, cao

đẳng chiếm trên 40% dân số, xếp loại 3 của châu Á sau Nhật bản và Singapore. 97% lực lượng lao động trưởng thành của Hàn Quốc hoàn thành chương trình giáo dục cơ sở, trung học và cao học. Tỉ lệ thí sinh đỗ đại học nhanh chóng tăng, đặt Hàn Quốc vào vị trí trên cả những nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản về trình độ giáo dục của nguồn nhân lực quốc gia.

Như vậy, nhờ những đường lối đúng đắn trong việc hoạch định chiến lược phát triển đất nước, phát triển con người, chỉ trong vòng “2 thế hệ” Hàn quốc từ một nước nghèo nhất châu Á trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới. Kinh nghiệm của Hàn quốc về phát triển nguồn nhân lực là bài học quý báu cho chúng ta tham khảo, ứng dụng vào thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Một phần của tài liệu 230 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (Trang 36 - 38)