Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 230 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (Trang 34 - 36)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nguồn nhân lực

Trên thế giới có rất nhiều quốc gia thành công trong việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực để từ đó phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, vương lên trở thành cường quốc về kinh tế. Có nhiều nét tương đồng với đặc điểm người lao động với Việt nam, Nhật Bản là quốc gia vốn chịu thiệt hại nặng nề sau chiến trang thế giới thứ hai, đặc điểm nguồn nhân lực lúc bấy giờ cũng có nhiều bất lợi về hình thức, chiều cao cân nặng đều hạn chế. Tuy nhiên đến nay, với nhiều chiến lược phát triển nguồn nhân lực thành công, Nhật đã trở thành một cường quốc về kinh tế với nền sản xuất khoa học công nghệ hiện đại, hiệu quả năng suất lao động thuộc loại cao nhất thế giới (năng suất lao động bình quân xã hội, năng suất toàn dụng lao động) Các chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản là những kinh nghiệm quý báu cho chúng ta học tập

Điểm nổi bật nhất về người lao động Nhật Bản là kỷ luật lao động của họ rất cao. Điều này được thể hiện không chỉ trong lao động mà trong tất cả các mặt của sinh hoạt: họ luôn là những người có ý chí tiến thủ, ham học hỏi, tính kỷ luật cao và đặc biệt là lòng trung thành rất lớn.

Nhật Bản hiện đang là nước đứng đầu thế giới về tốc độ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là trong chiến lược tăng thể lực của người lao động. Công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được nhà nước Nhật Bản xem trọng hàng đầu và trong từng giai đoạn họ đều có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực rất cụ thể. Chính vì thế mà đến nay không những chiều cao cân nặng của giới trẻ Nhật bản được cải thiện rõ rệt mà bên cạnh đó trí lực của người Nhật thuộc loại cao của thế giới, với trình

độ chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao, Nhật là nước đạt được phát triển kinh tế rất nhanh nhờ phát huy được tối đa nguồn lực con người

Trong công tác giáo dục đào tạo. Nhật là nước có chính sách phân đào tạo thành hai lĩnh vực rõ rệt là đào tạo tại chỗ và đào tạo ngoài xí nghiệp. Đặc biệt công tác vừa học vừa làm luôn được coi trọng hàng đầu. Đi làm vẫn phải không ngừng học tập nâng cao trình độ. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật người lao động, luôn học hỏi và học những cái sát thực với nhu cầu thị trường, lại vừa tiết kiệm được chi phí cho giáo dục đào tạo vì đây là hình thức đào tạo ít tốn kém nhất

Nhật thực hiện chính sách hỗ trợ tạo điều kiện phổ cập trình độ văn hóa bằng cách chỉ thu học phí đối với học sinh lớp 10 trở lên, còn từ lớp 1 đến lớp 9 được miễn học phí. Đây chính là chính sách giáo dục của Nhật nhằm khuyến khích người dân đi học, qua đó nhằm nâng cao trình độ văn hóa cho người dân. Bên cạnh đó các trường khối phổ thông trung học thường được giảng dạy cùng trong hệ thống của trường đại học. Phát triển mạnh hệ thống đào tạo nghề chỉ trong một đến hai năm. Nhờ có vậy Nhật luôn đáp ứng về cơ bản nhu cầu sô lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực.

Trong việc thực hiện đào tạo nhân lực chất lượng cao. Nhật bản thực hiện chính sách giáo dục đào tạo liên kết với các trường Đại học nổi tiếng trên thể giới mở các chi nhánh đào tạo tại chỗ nhằm mục đích đào tạo lao động với trình độ cao, lại vừa tránh được hiện tượng chảy máu chất xám ra nước khác, bên cạnh đó chính sách này vừa có ý nghĩa trong việc gắn đào tạo với thực trạng nhu cầu của nền kinh tế, không tách đào tạo với thực tế phát triển đất nước

Về môi trường lao động của Nhật bản, các công ty Nhật bản luôn quan tâm đến vấn đề đời sống người lao động, luôn là những người trả công xứng đáng nếu công nhân làm tốt công việc, chính sách này đã có tác động tích cực nâng cao tinh thần thi đua trong lao động sản xuất. Cùng với

chính sách trẻ hóa lực lượng lao động và giải quyết công ăn việc làm cho người thất nghiệp được đẩy mạnh nên tỷ lệ người thất nghiệp của Nhật bản là tương đối thấp

Một đặc trưng của các công ty Nhật bản trong việc sử dụng lao động là việc các công ty có quan hệ làm ăn lâu dài thường thực hiện chính sách trao đổi lao động với nhau. Hiện tượng này gọi là “Suyko”. Chính việc làm này cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, giảm được hiện tượng lao động thất nghiệp tồn đọng trong một số công ty trong khi chỗ khác thì lại thiếu lao động

Một phần của tài liệu 230 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (Trang 34 - 36)