Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt nam hiện nay 1 Thực trạng về tình hình sức khỏe:

Một phần của tài liệu 230 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (Trang 45 - 47)

2.2.1. Thực trạng về tình hình sức khỏe:

Như ta đã biết, sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, nó không chỉ là trạng thái về thể chất tốt, tức là không chỉ mạnh khỏe và không bệnh tật gì, vấn đề sức khỏe ở đây có thể hiểu là một khái niệm tổng hợp của thể chất, tinh thần và xã hội

So sánh về các chỉ số về sức khỏe của Việt nam với các nước khác trên thế giới ta nhận thấy rằng đối với các nước có cùng một mức thu nhập với nước ta thì chỉ số của chúng ta có tín hiệu khả quan hơn. Tuy nhiên khi so sánh với các nước phát triển thì chúng ta còn nhiều vấn đề bất cập và còn thua kém rất xa. Nếu so sánh về chiều cao, cân nặng, tuổi thọ thì chúng ta thuộc vào nhóm thấp của thế giới. Chiều cao trung bình của thanh niên là 1.65m và cân nặng là 49.7kg. Với các chỉ tiêu này thì lao động Việt nam khó mà đáp ứng được các yêu cầu công việc với cường độ cao và môi trường làm việc theo kiểu “tư bản”.

Theo số liệu cảu cục thống kê 2006 cho thấy trong tổng số người dân Việt nam hiện nay số người bình thường là 48,2%, người quá gầy chiếm 3,5%, người gầy 18,5%, người hơi gầy 24,1%, số người béo và quá béo 5,7%. Trong từng loại số liệu thì có sự cải thiện so với các cuộc điều tra trước đây nhưng vẫn ở mức thấp so với các tiêu chuẩn của ngành y tế và tồn tại sự không đồng đều giữa các vùng. xu thế này vẫn sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sức khỏe người lớn (mà chiếm phần nhiều trong số đó là người lao động) tỷ lệ gầy vẫn còn rất lớn

như trên chủ yếu xuất phát từ thu nhập bình quân thấp, cuộc sống không được đảm bảo và người lao động không được hưởng đầy đủ các chế độ y tế cần thiết. Hiện nay chúng ta đang phải đương đầu với thực trạng tỷ lệ tương đối cao dân cư sống trong tình trạng nghèo đói.

Đáng chú ý là sự chênh lệch trong thu nhập rất lớn, trung bình cả nước giữa 20% có thu nhập thấp và cao nhất là 8,9 lần. Thu nhập thấp và chênh lệch giàu nghèo cao là nguyên nhân dẫn đến sự mất công bằng trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục. nhà nước đã có một số chính sách để khắc phục tình trạng này nhưng kết quả đạt được vẫn chưa cao và còn nhiều vấn đề nảy sinh phải giải quyết điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, với tình trạng sức khỏe không tốt làm giảm năng suất lao động, giảm khả năng sáng tạo trong lao động và đặc biệt không đáp ứng được yêu cầu công việc với cường độ làm việc cao.

Bên cạnh đó thể lực yếu dẫn đến hậu quả là giảm sức đề kháng với bệnh tật, làm cho tỷ lệ người trong độ tuổi lao động mắc bệnh tăng lên. Thế nên thực trạng hiện nay người lao động Việt nam hay mắc các bệnh mãn tính và tiến tới mắc bệnh nghề nghiệp. Tình trạng sức khỏe yếu hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tai nạn lao động trong các ngành của cả nước. Theo thống kê số liệu thống kê tai nạn lao động qua các năm ở nước ta năm 2006 nước ta có tới 5.881 vụ tai nạn lao động, làm hơn 6.000 người bị tai nạn, trong đó có hàng trăm người chết.

Suy dinh dưỡng còn phổ biến ở các vùng khó khăn. Năm 2007 tỷ lệ SSD ( thể lực thấp còi) là 33,9%. Ước tính còn tới 2 triệu trẻ có thể lực thấp còi trong cả nước, tập trung ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên.

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, Việt Nam còn là một trong số ít các quốc gia bị ảnh hưởng trầm trọng của SDD về chiều cao. Đây là một nguy cơ rất nguy hiểm bởi gắn liền với các bệnh mãn tính không lây và những ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ trong cả cuộc đời. Các bà mẹ còn thiếu kiến thức nuôi con đúng. Những thói quen và tập tục lạc

hậu trong cách nuôi dưỡng trẻ còn tồn tại. Thiếu hụt về trang thiết bị, tài liệu và nguồn lực đang là rào cản cho việc duy trì các thành quả đạt được mà mục tiêu giảm SDD bền vững trong thời gian tới.

Sự không đảm bảo về dinh dưỡng, điều kiện sống và những yếu kém của hệ thống y tế là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, mắc bệnh truyền nhiễm còn cao gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cả ở hiện tại lẫn tương lai.

Trên đây là thực trạng sức khỏe nguồn nhân lực và mô hình bệnh tật, phát triển sức khỏe hiện nay ở Việt nam được xem xét dưới góc độ của những biến đổi kinh tế và xã hội. Nhìn chung với những thành tựu đạt được nhờ quá trình đổi mới kinh tế, môi trường kinh tế – xã hội, mức sống của người dân thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, kết hợp với việc tăng chi tiêu ngân sách, thực hiện tốt các chương trình y tế, dinh dưỡng quốc gia đã tác động tốt đến tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận trong dân số chưa được hưởng thụ đầy đủ các lợi ích này. có sự chênh lệch đáng kể về yếu tố quyết định sức khỏe và tình trạng sức khỏe giữa các vùng kinh tế – sinh thái khác nhau thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu cho thực phẩm… Những thay đổi trong chính sách của nhà nước làm ảnh hưởng đến qui mô, chất lượng của hệ thống y tế cũng như khả năng tiếp cận của người dân. Vì vậy để tăng cường sức khỏe cho người dân chúng ta phải có những chính sách, chường trình quốc gia hợp lý nhằm tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân nâng cao mức sống, tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế mà họ đáng được hưởng.

Một phần của tài liệu 230 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w