Trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Một phần của tài liệu 230 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (Trang 52 - 60)

8. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 100.00 4.11 23.77 40.92 17.72 13

2.2.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật:

2.2.3.1. Khái quát chung về trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực nước ta hiện nay:

Trong nhiều năm qua, trước yêu cầu của phát triển kinh tế, của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, nước ta đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động, bên cạnh các chính sách tăng cường giáo dục đào tạo nâng cao trình độ văn hóa thì chúng ta đã tạo điều kiện cho công nhân, quản lý có nhiều cơ hội nâng cao tay nghề cũng như kiến thức quản lý của mình trước yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên với thực trạng hiện nay chỉ số chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực nước ta vẫn xếp hạng thấp so với các nước trên thế giới, đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động vùng nông thôn hiện nay là rất thấp. Theo số liệu của cuộc điều tra lao động việc làm tổ chức vào tháng 7 năm 2006 thì trong tổng số 54,802,243 người trong độ tuổi lao

động cả nước thì có tới 40,105,323 người chưa qua đào tạo, 7,793,735 công nhân kỹ thuật chưa có bằng cấp gì. 1,016,046 người có chứng chỉ nghề ngắn hạn, 916,989 người có chứng chỉ nghề dài hạn, 2,226,584 người qua đào tạo trung học chuyên nghiệp, 804,934 người được đào tạo bậc cao đẳng, 1,888,776 người ở bậc đại học và 49,856 người sau đại học. Với tốc độ tăng tỷ lệ lao động bình quân qua hàng năm là 13.2 % cũng là tỷ lệ khá cao chứng tỏ trong nhiều năm qua chúng ta đã chú trọng nhiều đến vấn đề đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Nhưng nhìn chung hiện nay trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực nước ta còn yếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong quá trình phát triển. Tuy nhiên hiện nay vẫn tồn đọng một số lượng khá lớn những người đã qua đào tạo nhưng vẫn trong tình trạng thất nghiệp, số lượng đó chiếm khoảng hơn 42 nghìn người, trong đó hơn 7 nghìn đã tào tạo qua đại học và hơn 9 nghìn người có trình độ cao đẳng.

Tổng kết lại qua việc phân tích thực trạng trên ta trình độ chuyên môn kỹ thuật của Việt nam hiện nay, ta thấy lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cả nước tuy có tăng, nhưng tỷ lệ tăng không cao và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số lao động.

Bên cạnh đó, việc phân bổ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật không đồng đều giữa các vùng, chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông hồng và đông nam bộ. nhiều vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế có số lao động qua đào tạo quá thấp, ví dụ như đồng bằng sông cửu long, duyên hải miền trung, tây nguyên.

Về cơ cấu lao động theo bậc đào tạo có sự thay đổi trong vài năm gần đây và hiện nay tỷ lệ (Cao đẳng/ Trung học chuyên nghiệp/ Công nhân lỹ thuật) chung trong tất cả các ngành là 1: 0,98:2,67. hiện nay cơ cấu lao động theo bậc đào tạo trên bị phê phán là bất hợp lý nhưng ở mức độ nào thì cần phải xem xét trong từng ngành mới thấy hết được tính chất của vấn đề này.

2.2.3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật phân theo vùng nông thôn và thành thị :

Cũng giống như trình độ văn hóa nguồn nhân lực nước ta, trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện nay cũng đang tồn tại sự chênh lệch lớn giữa nông thôn với thành thị, trong khi tỷ trọng lực lượng lao động nông thôn chiếm tỷ lệ lớn thì tỷ lệ lao động nông thôn không có chuyên môn kỹ thuật lại rất cao. Theo số liêu thống kê qua hàng năm, năm 1996 tỷ lệ này là 92.61%. đến năm 2003 do có nhiều chính sách quan tâm nên đã giảm xuống còn 86.8%, và đến năm 2007 là 71.6 %. Điều này chứng tỏ với sự cố gắng của nhà nước, tình hình trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật khu vực nông thôn càng ngày càng được nâng cao, song khoảng cách với khu vực thành thị vẫn còn quá lớn.

Bảng 2.7 : Bảng số liệu phân chia trình độ chuyên môn kỹ thuật theo khu vực nông thôn và thành thị

đơn vị : người

Thành thị 15,526,309

1. Chưa qua đào tạo 8,660,041

2. Công nhân kỹ thuật không có bằng 2,729,987

3. Có chứng chỉ nghề ngắn 493,382

4. Có bằng nghề dài hạn 571,090

5. Trung học chuyên nghiệp 1,142,323

6. Cao đẳng 389,065

7. Đại học 1,494,317

8. Thạc sĩ trở lên 46,105

Nông thôn 39,275,934

1. Chưa qua đào tạo 31,445,282

2. Công nhân kỹ thuật không có bằng 5,063,748

3. Có chứng chỉ nghề ngắn 522,664

4. Có bằng nghề dài hạn 345,899

5. Trung học chuyên nghiệp 1,084,261

6. Cao đẳng 415,869

7. Đại học 394,460

8. Thạc sĩ trở lên 3,751

Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và xã hội 2007

Qua bảng số liệu ta có thể dễ dàng có được một sự so sánh tương quan giữa lao động nông thôn và thành thị xét về CMKT. Tỷ lệ chưa qua đào tạo tăng khi so sánh giữa hai khu vực này, và khi mức độ CMKT càng tăng lên thì tỷ lệ này càng tăng( tỷ lệ xét giữa thành thị/nông thôn). Điều này càng làm sự khác biệt giữa hai khu vực thêm sâu sắc. Điều này cũng chứng tỏ rằng hoạt động giáo dục tào tạo ở khu vực thành thị được quan tâm hơn, ở về phía nhà trường, gia đình, và cả xã hội. Hơn thế nữa ý thức tự rèn luyện, ý thức học tập ở lứa tuổi dưới lao động và trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị cũng cao hơn do hiểu biết hơn về việc lo cho tương lai của mỗi cá nhân

Với thực trạng này, công nghiệp hóa nông thôn cần một lượng lao động với trình độ văn hóa tốt, tay nghề vững vàng và có kiến thức để áp

dụng đưa khoa học công nghệ vào việc sản xuất nông nghiệp, chỉ có thế mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Hơn lúc nào hết, tăng cường công tác giáo dục đào tạo nâng cao trình độ CMKT là một yêu cầu bức thiết nhất hiện nay, song song bên cạnh đó cần phải thúc đẩy công tác hướng nghiệp để mỗi công dân phải có ý thức tự học hỏi nâng cao trình độ của bản thân

2.2.3.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật phân theo vùng kinh tế

Song song với trình độ văn hóa, trình độ CMKT bị chi phối nhiều bởi nhân tố trực tiếp là trình độ văn hóa, trình độ văn hóa là cơ sở chính để người lao động có thể tiếp thu và nâng cao trình độ CMKT của mình. Trình độ văn hóa nước ta hiện nay không đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước. Không nằm ngoài quy luật đó , trình độ CMKT giữa các vùng cũng chênh nhau khá lớn.

Nhìn tổng quan, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động của các vùng có kinh tế kém phát triển là rất thấp, nhất là các vùng chủ yếu

sản xuất nông nghiệp, các vùng miền núi khó khăn và các vùng đồng bằng chuyên canh tác nông nghiệp như lúa nước, các sản phẩm nông nghiệp.

Bảng 2.8: Bảng phân chia trình độ CMKT theo vùng

Tổng số Chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Chưa qua đào tạo

Đã qua đào tạo Qua đào tạo nghề

và tơng đơng Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng, đại học và trên đại học Tổng số 100.00 68.45 21.25 4.55 5.74 Chia theo Vùng lãnh thổ 1. Đồng bằng sông Hồng 100.00 66.41 19.75 5.73 8.10 2. Đông Bắc 100.00 79.39 10.20 5.87 4.54 3. Tây Bắc 100.00 88.36 4.37 4.02 3.25 4. Bắc Trung Bộ 100.00 78.03 12.54 5.06 4.36 5. Duyên hải Nam Trung Bộ 100.00 66.69 22.18 4.59 6.54 6. Tây Nguyên 100.00 68.88 21.58 4.75 4.79 7. Đông Nam Bộ 100.00 50.02 37.21 4.34 8.43 8. Đồng bằng

sông Cửu Long 100.00 70.07 24.32 2.50 3.11

Ba vùng kinh tế trọng điểm 1. Bắc Bộ 100.00 64.04 19.90 6.36 9.70 2. Miền Trung 100.00 67.37 20.64 4.97 7.02 3. Phía Nam 100.00 55.11 33.19 4.07 7.63 Ba vùng Tây 1. Tây Bắc 100.00 88.72 3.69 4.11 3.48 2. Tây Nguyên 100.00 68.88 21.58 4.75 4.79 3. Tây Nam Bộ 100.00 70.07 24.32 2.50 3.11

Nguồn: Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội năm 2007

Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng vẫn là hai khu vực có tỷ lệ lao động được đào tạo bậc trên cao đẳng cao nhất nước hiện nay do đây là hai vùng có mức độ công nghệ sản xuất cao, yêu cầu trình độ CMKT cũng cao hơn so với các vùng khác trong nước, trước yêu cầu đó dẫn đến người lao động cũng phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất quản lý của mình để đáp ứng yêu cầu môi trường sản xuất đặt ra. Qua đó ta cũng thấy rằng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất vẫn là vùng Đông Nam

Bộ( chiếm 49.08% tổng số lao động của cả vùng), và thấp nhất là Tây Bắc với tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm có chưa đến 12%

Cùng với xu hướng phát triển kinh tế qua các năm thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của các vùng có nền sản xuất công nghiệp hiện đại tỷ lệ này tăng dần qua các năm, ngược lại những vùng có mức sống thấp, kinh tế kém phát triển, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì tỷ lệ này càng ngày càng giảm. Bên cạnh đó xu hướng tăng lên ở hai loại trình độ là đào tạo nghề và Cao đẳng Đại học trở lên. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì theo đó chất lượng nguồn nhân lực xét về phương diện trình độ CMKT càng ngày càng được nâng cao. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là yêu cầu bức thiết hiện nay và đang được Đảng và Chính Phủ đặc biệt chú trọng. Qua các năm số lượng người lao động qua đào tạo ngày càng tăng, và tốc độ tăng của số người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt lớn hơn tốc độ tăng chung của số lượng người lao động

2.2.3.4. Trình độ chuyên môn kỹ thuật phân theo cơ cấu giới:

Thực trạng hiện nay vẫn còn tồn tại chênh lệch khá lớn giữa trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa nam giới và nữ giới.

Theo số liệu thống kê năm 2003 tỷ lệ nam giới có trình độ chuyên môn kỹ thuật( lao động qua đào tạo) là 24.9% trong khi nữ giới chỉ là 17.4 %. Đến năm 2007 tỷ lệ này ở nam giới là 36.9% và của nữ giới tăng lên 26.295%. Tốc độ tăng bình quân lao động có trình độ CMKT của nam giới và nữ giới gần như là bằng nhau. Điều này chứng tỏ hiện nay, nam và nữ tương đối bình đẳng xét trên phương diện đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho công việc.

Tháng 7 năm 2006 lực lượng lao động Việt nam có tổng số 43,234,886 lao động trong đó số lao động nữ là 20,514,332. Số lao động nam đã qua đào tạo là 4,838,966 lao động và số lao động nữ đã qua đào tạo là 788,389 lao động. Qua đây ta thấy về số lượng lao động thì không có sự

chênh lệch nhiều xét theo cơ cấu giới, song về cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thì đang tồn tại sự chênh lệch khá lớn.

Bảng 2.9 :Bảng sô liệu thống kê trình độ CMKT của lực lượng lao động Việt nam phân theo giới tính (đơn vị: người)

Tổng số Nữ

Tổng số 43,234,886 20,514,332

1. Chưa qua đào tạo 29,221,329 14,886,977

2. Công nhân kỹ thuật không có

bằng 7,615,908 2,924,499

3. Có chứng chỉ nghề ngắn 968,030 331,739

4. Có bằng nghề dài hạn 850,159 164,171

5. Trung học chuyên nghiệp 2,003,537 1,012,065

6. Cao đẳng 751,716 458,205

7. Đại học 1,775,172 721,950

8. Thạc sĩ trở lên 49,035 14,727

Nguồn: Bộ lao động thương binh xã hội 2007

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chênh lệch này là do nam giới thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với học tập cũng như tiếp cận với khoa học công nghệ trong sản xuất. Với phong tục “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại nhiều ở các vùng nông thôn, điều kiện cho nữ giới được đào tạo nghề ở các vùng quê là rất khó khăn. Việc này khiến một số lượng lớn nữ giới tham gia vào lực lượng lao động mà chưa qua đào tạo. Hơn thế nữa nam giới thường quan niệm “ công danh sự nghiệp” trong khi nữ giới vẫn giữ xu hướng chăm sóc cho gia đình, ít có cơ hội tìm kiếm việc là cũng như đào tạo lên cao khiến số lượng nữ giới học lên đến đại học và sau đại học chênh lệch rất lớn với số lượng nam giới. Đây là nguyên nhân chính gây ra sự bất bình đẳng về trình độ CMKT giữa nữ giới so với nam giới hiện nay

Do những khuôn mẫu giới truyền thống trong việc lựa chọn ngành học và trong phân công lao động theo giới, nữ sinh viên thường tập trung chủ yếu trong các ngành xã hội như sư phạm và khoa học xã hội, chiếm tới bảy mươi phần trăm tổng số sinh viên trong các ngành này. Nam giới tập trung trong các ngành kỹ thuật như kỹ sư, nôngnghiệp. Hiện tượng tương

tự có thể quan sát được trong các ngành kinh doanh mà phụ nữ và nam giới lựa chọn trong các khóa học dạy nghề và các trung tâm dạy nghề. Điều này có thể hạn chế sự tiếp cận của phụ nữ với những lĩnh vực đa dạng của giáo dục và đào tạo dẫn đến nhiều cơ hội có việc làm và thu nhập trong thị trường lao động.

2.2.3.5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật xét theo cơ cấu đào tạo

Cơ cấu đào tạo chuyên môn kỹ thuật hợp lý và tiến bộ trên thế giới hiện nay là cơ cấu trong đó số lượng cũng như tỷ trọng công nhân kỹ thuật là lớn nhất, sau đó là tỷ trọng những người có trình độ trung học chuyên nghiệp, và chiếm tỷ lệ ít nhất là những người có trình độ cao đẳng, đại học. Và hiện nay trên thế giới đang có một tiêu chuẩn chung về tính hợp lý, hiệu quả nhất là 10-4-1(tức là 10 công nhân-4 cao đẳng và 1 đại học). Trong khi ở Việt Nam cơ cấu này là 2.97/0,82/1. Với cơ cấu hiện nay chúng ta đang trở nên lạc hậu và kém hiệu quả so với các nước trên thế giới, thầy quá nhiều trong khi thợ thì lại thiếu. Đây là một sự bất hợp lý nghiêm trọng trong cơ cấu nguồn nhân lực nước ta. Việc đào tạo thiên về các bậc đại học và cao đẳng, không chú ý đến việc dạy nghề. Trong thời gian tới chúng ta phải tăng cường công tác dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật và thợ lành nghề nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế

Một phần của tài liệu 230 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w