Xuất phát từ yêu cầu về nguồn nhân lực của quá trình CNH-HĐH:

Một phần của tài liệu 230 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (Trang 29 - 31)

CNH-HĐH:

Sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định, phải có các nguồn lực cần thiết như nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vị trí địa lý và nguồn lực nước ngoài. Các nguồn lực này tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng mức độ tác động vào vai trò của chúng đối với toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là không giống nhau, trong đó nguồn lực con người là yếu tố quyết định

Trong vấn đề nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt nam hiện nay, điều kiện mới đặt ra cho chúng ta không chỉ phải có cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý để từ đó có tác động tích cực cho việc phát triển kinh tế, không chỉ đòi hỏi về số lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu sản xuất xã hội. Ngoài những thứ đó thì vấn đề quan trọng nhất là chúng ta phải có nguồn nhân lực có chất lượng để đảm bảo cho nhu cầu tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện kinh tế mới. Như vậy chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu tất yếu của chúng ta hiện nay khi đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, khoa học công nghệ kém phát triển, nguồn nhân lực lại đang trong tình trạng yếu về chất lượng thì hơn lúc nào hết, yêu cầu của CNH-HĐH đặt ra là phải đẩy nhanh công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, người lao động phải có sức khỏe tốt, có trình độ tri thức và kỹ năng lao động cao để đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất : Sức khỏe là yêu cầu đầu tiên đối với người lao động. trước

hết người lao động phải có sức khỏe cơ thể với tư cách là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, phương tiện thiết yếu chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. đồng

thời trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ, hàm lượng tri thức trong sản phẩm lao động chiếm tỷ trọng lớn thì yêu cầu về sức khỏe tâm thần phải cao bởi nó là cơ sở của năng lực tư duy, sáng tạo.

Thứ hai : Thời kỳ CNH-HĐH đòi hỏi cao về trí lực. người lao động

phải có năng lực thu thập và xử lý thông tin, khả năng sáng tạo, áp dụng những thành tựu của khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, cũng như biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp thể hiện qua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo chuyên môn nghề nghiệp... ngoài ra người lao động phải có năng lực tham gia hoạch định chính sách, lựa chọn giải pháp và tổ chức thực hiện. hơn thế nữa, trong xu thế toàn cầu hóa người lao động phải biết chủ động tham gia hội nhập quốc tế. tất nhiên các thành phần lao động khác nhau thì mức độ chuyên sâu của mỗi loại năng lực cũng khác nhau. nhưng để có được những năng lực đó, người lao động nhất thiết phải có tri thức, kiến thức khoa học, vốn văn hóa được hình thành thông qua giáo dục đào tạo và làm việc. trong đó vai trò của giáo dục đào tạo là quan trọng nhất.

Thứ ba: Ngoài những vấn đề đã nêu trên, CNH-HĐH còn đòi hỏi

nguồn nhân lực phải có phẩm chất đạo đức tốt trong đó bao gồm cả văn hóa lao động công nghiệp, văn hóa sinh thái.

Tóm lại, với những vấn đề nêu trên chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải tạo ra một đội ngũ lao động có sức khỏe, trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, năng lực phẩm chất đáp ứng được cơ cấu nhiều trình độ là yêu cầu khách quan, điều kiện tiên quyết để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế toàn cầu hóa và kinh tế tri thức hiện nay. Vì vậy yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta hiện nay là vấn đề tất yếu và cấp thiết, tăng cường công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là bước đi mang tính chiến lược cho phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu 230 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (Trang 29 - 31)