1. Đặc điểm chung của thực vật bậc cao:
Trong phân loại, thực vật bậc cao đ−ợc xếp vào nhóm thực vật có thân
Kormopytes. Chúng có những đặc điểm cơ bản sau:
- Cơ thể của thực vật bậc cao hầu hết phân thành thân, rễ, lá (trừ rêu là ch−a có rễ thật). Rễ hút n−ớc và muối khoáng từ đất. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ; thân làm nhiệm vụ nâng đỡ tán lá và vận chuyển thức ăn. Các cơ quan này có cấu tạo phức tạp với nhiều loại mô khác nhau trong đó quan trọng là mô dẫn - đảm nhận việc vận chuyển các chất khoáng và n−ớc từ rễ lên lá và dẫn các chất hữu cơ từ lá đi nuôi cây.
- Hầu hết các thực vật bậc cao sinh sản hữu tính bằng hình thức noãn giao. Cơ quan sinh sản (túi tinh và túi noãn) đa bào. Noãn cầu đ−ợc bảo vệ bởi nhiều lớp tế bào ở vỏ túi noãn để khỏi bị khô. Trong quá trình tiến hoá, túi noãn lại biến đi và đến thực vật hạt kín xuất hiện một cơ quan mới đó là nhụy. Sự thụ tinh dần dần cũng không đòi hỏi môi tr−ờng n−ớc do sự xuất hiện của ống phấn của thực vật có hạt.
- Trong chu kỳ sinh sản có xen kẽ thế hệ rõ ràng và th−ờng xuyên, đồng thời xuất hiện một bộ phận mới là do phôi do hợp tử phát triển thành. Phôi là giai đoạn nghỉ trong quá trình phát triển cá thể đ−ợc bảo vệ và nuôi d−ỡng bởi thức ăn của cơ thể mẹ.
- Thực vật bậc cao gồm nhiều ngành thực vật. Đa số chúng phân bố trên cạn, một số sống d−ới n−ớc. Thực vật bậc cao sống ở d−ới n−ớc có thể chia thành các nhóm sinh thái sau :
+ Nhóm trôi nổi tự do : Bèo, củ ấu, rau rút, rau muống n−ớc… + Nhóm chỉ có lá nổi trên mặt n−ớc : Sen, súng…
+ Nhóm sống hoàn toàn trong n−ớc : Các loại rong.
+ Nhóm chỉ có rễ trong đất ngập n−ớc : Lúa, cỏ lồng vực, sậy…
2. Vai trò của thực vật bậc cao:
- Cung cấp thực phẩm và l−ơng thực cho con ng−ời (lúa, rau…) - Nguyên liệu cho ngành d−ợc phẩm nh− sen , tràm…
- Cho gỗ và than củi (đ−ớc)
- Sử dụng trong chăn nuôi , làm phân xanh (Rong, bèo...)
- Là nguồn thức ăn trực tiếp của cá ăn thực vật bậc cao nh− bèo tấm, rong đuôi chó, rau lấp…xác chết của thực vật bậc cao trong các thuỷ vực tạo mùn bã hữu cơ là thức ăn của nhiều động vật thuỷ sinh.
- Là nơi cho động vật thuỷ sinh trú ngụ (cá con, ấu trùng côn trùng) và làm giá thể cho các loại cá nh− cá chép, trê…đẻ trứng dính.
- Đặc biệt vat trò của rừng ngập mặn có vai trò rất lớn đôi với đời sống sinh giới và con ng−ời nh− tham gia vào việc điều hoà khí hậu và thời tiết trong vùng, mở rộng diện tích đất bồi và hạn chế sụt lở, cung cấp gỗ, chim ,thú, và các sản phẩm thuỷ sản…
3. Một số ngành thực vật bậc cao trong n−ớc:
Một số loài d−ơng xỉ th−ờng gặp trong các thuỷ vực thuộc lớp d−ơng xỉ Polypodiopsida nằm trong hai phân lớp Rau bợ n−ớc Marsileidae và phân lớp Bèo ong Salviniidae .
- Đại diện loài rau bợ n−ớc Marsilea quadrifolia cây thân cỏ bò, mảnh, lá có cuống dài, phiến lá gồm 4 chét hình tam giác ng−ợc xếp chéo hình chữ nhật. Có hai quả bào tử hình dạng và kích th−ớc t−ơng tự hạt đậu xanh. Cây th−ờng mọc ở bờ ruộng, nơi đất ẩm.
- Bèo vảy ốc Salvinia natans: Sống nổi trên mặt n−ớc, thân mảnh, phân đốt, mỗi đốt có 3 lá, trong đó có 2 lá hình vảy ốc màu lục nằm đối nhau nổi trên mặt n−ớc, lá thứ 3 chìm xuống n−ớc và biến thành một chùm sợi mảnh giống rễ và làm nhiệm vụ của rễ. Quả bào tử nằm ở gốc các cụm lá.
- Bèo ong Salvinia cuculata: Lá nổi trên mặt n−ớc cuộn lại giống tổ ong.
3.2 Ngành hạt kín Angiospermatopyta (hay ngành ngọc lan Magnolyophyta) Thực vật hạt kín có đặc điểm đặc tr−ng nhất là có hạt kín. Hạt này đ−ợc phát Thực vật hạt kín có đặc điểm đặc tr−ng nhất là có hạt kín. Hạt này đ−ợc phát triển từ noãn nằm trong lá noãn đã khép kín (tức bầu nhụy). Sự xuất hiện của bầu nhụy của hạt kín liên hệ với sự xuất hiện hoa. Noãn đ−ợc dấu kín trong bầu nhụy. Sự xuất hiện của hoa, quả thể hiện sự thích nghi cao độ của hạt kín với sự bảo vệ và phát tán nòi giống.
Cơ quan sinh d−ỡng rất đa dạng về hình thái và thích nghi với những điều kiện rất khác nhau của môi tr−ờng. Hệ thống dẫn của cây cũng rất tiến hoá, có mạch thông để dẫn nhựa và sợi gỗ để nâng đỡ cây.
Các đại diện của ngành hạt kín sống trong n−ớc thuộc hai lớp sau :
a/ Lớp thực vật một lá mầm Monocotyledoneae : Phôi chỉ có một lá mần. Có hệ rễ chùm do rễ chính không phát triển, các bó dẫn chính phân bố rải rác không đều. Thân không có sự phân hoá ra miền vỏ, miền trụ. Lá th−ờng không phân biệt cuống, nhiều khi có gốc phát triển thành bẹ, phiến có gân song song hay hình cung. Số l−ợng các thành phần của hoa nh− cánh hoa, đài, nhị, nhụy là 3 có khi mẫu 2 ít khi có mẫu 4
không có mẫu 5. Một số đại diện th−ờng gặp:
- Cây rau mác thuỳ dài Sattaria sagittizolia
- Hoa thuỷ tiên Narcissus tazetta L