Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Giáo trình Thủy sinh học ppt (Trang 44 - 46)

1. Hình dạng, cấu tạo

1.1 Hình dạng :

Ngành tảo mắt bao gồm các cơ thể có cấu tạo đơn bào dạng monas. Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: Hình bầu dục, kim, dạng lá trầu, dạng hũ…

1.2 Cấu tạo:

a/ Thành tế bào: Thành tế bào là màng chu bì mền, mịn nên tế bào có thể biến đổi hình dạng (Chi Euglena). Nhiều loài có màng chu bì nên tế bào không biến hình

(Phacus), một số giống loài có màng bằng Gelatin vững chắc (Trachelomonas), lớp

tế bào th−ờng có các vân dọc hay xoắn, một số còn có các lỗ nhỏ tiết chất nhày ra ngoài. Thành tế bào có thể sần sùi hay trơn nhẵn.

Hình 4: Tảo lá trầu Phacus

b/ Nội chất

- Nhân tế bào: Có một nhân to, th−ờng hình cầu nằm ở trung tâm tế bào hay đầu sau của tế bào.

- Thể sắc tố và sắc tố: Thể sắc tố đa dạng, có các hình que, bản, hình sao, đĩa… Thành phần sắc tố là Chlorophy a, b; Carotin; Xanthophyl. ở một số loài nh−

Euglena sanguinea có sắc tố Hematochrome nên khi phát triển là cho n−ớc có màu

đỏ.

- Chất dự trữ: Là tinh bột tảo mắt Paramylon, chúng nằm trong tế bào chất chứ không nằm trên thể sắc tố nh− tảo lục. Hình dạng số l−ợng hạt dự trữ khác nhau tuỳ theo giống loài nh− hình que, khay, hạt…

- Hệ thống không bào: Hệ thống không bào rất phát triển. Phía đầu của một só loài th−ờng lõm vào hình thành rãnh ngắn, hẹp đi tới một bầu dự trữ lớn gọi là không bào dự trữ, gần bầu dự trữ có một hay nhiều không bào co bóp và chúng thông với nhau. Không bào dự trữ thu hút chất dịch tiết ra của không bào co bóp rồi phồng to lên và chuyển chúng vào rãnh, sau đó lại co nhỏ dần, thu hẹp lại nguyên hình.

- Một số đặc điểm khác: Roi của tảo mắt đ−ợc mọc từ trong rãnh và kéo sâu tới không bào dự trữ gắn với hạt gốc của roi. Roi th−ờng có 1 cái và h−ớng về phía tr−ớc. Những loài có hai roi thì hai roi có thể bằng nhau hay lệch nhau.

Điểm mắt nằm ở gốc roi của một số loài, có kích th−ớc 7 – 8 micromet chứa các hạt màu đỏ, da cam hay nâu, đen gọi là sắc tố của điểm mắt.

2. Phơng thức dinh dỡng: Tảo mắt có 3 hình thức dinh d−ỡng

a/ Dinh d−ỡng tự d−ỡng: Những tảo mắt có thể sắc tố đều có khả năng quang hợp tạo nên chất hữu cơ của cơ thể.

b/ Dinh d−ỡng dị d−ỡng : Một số loài có khả năng nuốt trực tiếp chất hữu cơ qua bào khẩu, cơ thể hình thành bào thực và tiêu hoá thức ăn.

c/ Dinh d−ỡng thẩm thấu: Những giống loài không mang sắc tố có thể dựa vào sự thẩm thấu qua thành tế bào mà nhận chất hữu cơ hoà tan từ môi tr−ờng.

Một số giống loài ph−ơng thức dinh d−ỡng biến đổi theo hoàn cảnh sống. Thí

dụ Euglena gracilis sống ở nơi thiếu ánh sáng dinh d−ỡng dị d−ỡng, còn ở những nơi

có ánh sáng thì dinh d−ỡng tự d−ỡng.

3. Sinh sản :

Tảo mắt sinh sản dinh d−ỡng bằng cách phân đôi tế bào. Những giống loài có vỏ dầy thì quá trình phân chia đ−ợc thực hiện trong vỏ của tế bào mẹ, một tế bào con ra ngoài và tự tạo thành vỏ mới. Có tác giả cho rằng E. sanguinea sinh sản hữu tính nh−ng hiện t−ợng này ch−a rõ và ch−a phổ biến.

4. Phân bố:

Tảo mắt phân bố rộng (n−ớc ngọt, lợ, mặn, đất ẩm và trong bùn đáy thuỷ vực) đặc biệt phổ biến trong các thuỷ vực n−ớc ngọt giàu chất hữu cơ. Khi tảo mắt phát triển mạnh làm cho n−ớc có màu xanh luc ( nh− E.viridis) hoặc làm cho n−ớc có màu vàng đỏ (màu của E.sanguinea) hoặc có màu nâu là màu của Trachelomonas. Một số tảo mắt sống kí sinh.

Tảo mắt th−ờng phát triển mạnh khi nhiệt độ cao (mùa hè). 5. ý nghĩa:

Do nhiều loài tảo mắt có vỏ cứng cho nên cá và các động vật thuỷ sinh khác khó tiêu hoá. Một số là thức ăn của động vật n−ớc.

Là sinh vật chỉ thị cho độ nhiễm bẩn của thuỷ vực (dựa vào mật độ tảo có thể đánh giá thuỷ vực nhiễm bần nhẹ, vừa, nặng).

Là tác nhân gây bệnh cho một số động vật n−ớc nh− Astasia kí sinh trong ruột nòng nọc ếch.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thủy sinh học ppt (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)