Hệ thống phân loại:

Một phần của tài liệu Giáo trình Thủy sinh học ppt (Trang 46 - 49)

Ngành tảo mắt chỉ có một lớp là lớp Euglenophyceae với 3 bộ 1. Bộ Astaciales sống kí sinh

2. Bộ Eutreptiales :Có đặc điểm tế bào có hình đĩa, hình dài, thành tế bào bằng chu bì mền, có 2 roi dài bằng nhau.Bộ này có một họ là họ Eutreptiaceae. Chi bằng chu bì mền, có 2 roi dài bằng nhau.Bộ này có một họ là họ Eutreptiaceae. Chi th−ờng gặp là chi Eutreptia phân bố ở n−ớc lợ, mặn.

2. Bộ Euglenales: Đặc điểm tế bào có hình thoi, hình kim, hình lá trầu, hình bàu dục, hình chai (hũ). Thành tế bào bằng chu bì mền hay cứng. Thể sắc tố nhiều và đa dạng (hình hạt, que, bản…), chất dự trữ cũng nhiều và hình dạng đa dạng (hình tròn, que...). Tế bào có 1 roi.

Các loài tảo mắt th−ờng gặp trong các thuỷ vực n−ớc ngọt th−ờng gặp trong các họ sau:

Họ Euglenaceae: Những chi điển hình trong họ bao gồm

- Chi Euglena: Tế bào có hình thoi, hình trứng, băng uốn…thành tế bào bằng chu bì mền, có vân dọc hoặc vân lỗ. Tế bào có hình dạng cố định hay biến dạng tuỳ thuộc vào màng chu bì cứng hay mền. Phía tr−ớc có một roi nằm trong rãnh, trong có không bào co bóp và điểm mắt. Thể sắc tố hình que, sao.

Một số loài th−ờng gặp trong các thuỷ vực n−ớc ngọt giàu chất hữu cơ là

Euglena acus, E.spyrogyra, E. oxyuris…Các loài này khi phát triển mạnh làm n−ớc có màu xanh bẩn hoặc váng xanh trên mặt n−ớc. Loài Euglena sanguinea do có sắc tố đỏ nên khi phát triển mạnh làm thành lớp váng màu nâu trên mặt thuỷ vực

- Chi Phacus (tảo lá trầu):Tế bào có cấu trúc dẹp giống lá trầu không. Vách tế bào cứng, có đ−ờng vân và lỗ vân. Các đặc điểm về rãnh, họng, roi, không bào co bóp giống chi Euglena. Thể sắc tố dạng khay, chất dự trữ 1-2 cái hình tròn to, th−ờng có 1 cái rất lớn nằm chính giữa tế bào.

Một số loài th−ờng gặp trong chi PhacusPhacus triqueter Her; Ph. Pleuronectes Miiler , Ph. Longicaudus Erh

- Chi Trachelomonas (Tảo chai, tảo hũ) Tế bào có dạng hình trứng, hình thoi, màu vàng nâu, vỏ cứng. Phía tr−ớc tế bào có dạng cổ chai hay không. Thành tế bào có lông hoặc gai, phân bố trong các thuỷ vực n−ớc ngọt giàu chất hữu cơ.

- Chi Lepocinelis: Tế bào hình trứng hay hình bầu dục, thành tế bào cứng, có vân dọc hoặc vân xoắn ốc, có rãnh họng, một roi, thể sắc tố dạng khay. Th−ờng gặp nhiều trong các cống n−ớc thải. Loài th−ờng gặp Lepocinelis ovum Ehr.

Họ Colaciaceae : Chi th−ờng gặp là chi Colacium tế bào có dạng trái xoan, có cuống bằng chất keo, sống đơn bào hoặc nhờ chất keo liên kết thành quần thể phân nhánh. Nhờ màng keo mà chúng sống có định vào các động vật giáp xác hạ đẳng nh− giáp xác râu chẻ, giáp xác chân chèo, trùng bánh xe…

Ngμnh vi khuẩn lam cyanobacteria (tảo lam cyanophyta)

I Đặc điểm chung

1. Hình dạng,cấu tạo

1.1 Hình dạng

Vi khuẩn lam bao gồm các tế bào có hình dạng rất đa dạng. Tế bào tảo có dạng hình cầu, hình trứng, hình elip rộng th−ờng sống đơn độc hoặc thành quần đa dạng. Những tế bào dạng hình ống ngắn, ống dài, hình cầu, hình elip kéo dài thì th−ờng sống thành quần thể dạng sợi, dạng chuỗi hoặc hình thành những tập đoàn nhầy.

Hình 5: Một số đại diện tảo lam th−ờng gặp

1. Oscillatoria limosa; 2. O.rupicola; 3. Spirulina princeps; 4. S.. tennuissma; 5,6,7. Phormidium fragile; 8. anabaena spiroides; 9. Cylindrospermun staguale; 10. Lyngbia epophytica

1.2 Cấu tạo:

a/ Thành tế bào: Thành tế bào của vi khuẩn lam rất dầy gồm 4 lớp. Ngoài hai lớp bằng CelluloPectin, phía ngoài của hai lớp này còn còn đ−ợc phủ một màng nhầy l−ợn sóng, giữa chất nguyên sinh và vách tế bào còn có một màng mỏng phia trong. Một số loài có vách tế bào hoá nhầy và chứa chất màu, một số loài khấc tạo thành bao nhầy bao xung quanh tế bào, một nhóm tế bào hay toàn bộ sợi tảo.

b/ Nội chất

- Tế bào chất: Tế bào chất của vi khuẩn lam đậm đặc hơn các nhóm thực vật khác. Chúng đ−ợc chia làm 2 phần. Phần ngoài chứa sắc tố có màu, thể Ribosom và các hạt tế bào khác (các hạt Cyanophysin và các hạt tinh thể khác), một số loài trong tế bào chất có chứa độc tố. Phần trong chứa chất nhân (nucleoprotein).

- Nhân tế bào (thể trung tâm): Vi khuẩn lam có nhân không điển hình. Miền giữa của vi khuẩn lam gồm các chất trong sáng, các que nhỏ khác nhau, các sợi tơ và hạt. Các hạt này là thành phần của nhân, bắt màu với chất nhuộm nhân, làm nhiệm vụ của nhân. Chúng sai khác với nhân điển hình là xung quanh các thành phần nhân không có màng nhân và hạch nhân.

- Thể sắc tố và sắc tố:

+ Thể sắc tố: Vi khuẩn lam không có thể sắc tố

+ Sắc tố: Thành phần sắc tố ở vi khuẩn lam rất đa dạng trong đó tìm thấy khoảng 30 loài thuộc 4 nhóm: Diệp lục, Carotinoit, Xanthophyl và Bitiprotein trong đó có diệp lục a, Caroten, Phycocyanin (màu lam), Phycoerytrin (màu đỏ).

- Chất dự trữ: Sản phẩm quang hợp của vi khuẩn lam là Glycoproteit,

volutin, không có tinh bột.

- Hệ thống không bào: Tế bào chất của vi khuẩn lam đậm đặc hơn so với các ngành tảo khác và chứa rất ít không bào chứa dịch tế bào. Không bào khí chỉ xuất hiện khi tế bào đã già và sự xuất hiện của chúng luôn kèm theo sự huỷ hoại của tế bào. Một số tế bào của vi khuẩn lam có các không bào chứa đầy khí Nitơ để tăng khả năng trôi nổi của tế bào trong n−ớc và có khả năng cố định nitơ cho thuỷ vực.

2. Sinh sản : Hình thức sinh sản phổ biến nhất của vi khuẩn lam là phân đôi tế bào, đối với các dạng đơn bào đó là ph−ơng thức duy nhất, còn ở dạng tập đoàn và dạng đối với các dạng đơn bào đó là ph−ơng thức duy nhất, còn ở dạng tập đoàn và dạng sợi thì sự phân đôi tế bào dẫn đến sự tăng tr−ởng của sợi hay tập đoàn.

Vi khuẩn lam còn sinh sản bằng hình thức đứt đoạn dạng sợi, hình thành tảo đoạn (Hormogone). Là hình thức sinh sản phổ biến của lớp tảo sơi

Hormogoniophyceae.

Hình thức sinh sản vô tính của vi khuẩn lam bằng sự hình thành bào tử (spore), th−ờng gặp trong bộ Nostocales. Bào tử th−ờng lớn hơn tế bào dinh d−ỡng và đ−ợc hình thành từ các tế bào dinh d−ỡng, chúng có thể đ−ợc hình thành từng bào tử một hoặc do kết quả dính liền của một số tế bào dinh d−ỡng nh− trong các chi anabaena,

Gleotrichia. Các loại bào tử th−ờng gặp là :

- Bào tử màng dầy: Bào tử có màng tế bào dầy gồm 2 lớp. Màng dầy của bào tử bảo vệ cho nội chất khỏi ảnh h−ởng do các điều kiện bất lợi của môi tr−ờng. Th−ờng đi kèm với bào tử màng dầy là bào tử dị hình.

- Bào tử nội sinh: Chúng đ−ợc hình thành với một số l−ợng lớn (trên một trăm) ở bên trong tế bào mẹ.

- Bào tử ngoại sinh: Đ−ợc hình thành, xếp thành lớp và phóng thích ra ngoài môi tr−ờng, đôi khi chúng không tách rời khỏi tế bào mẹ và hình thành trên tế bào mẹ một chuỗi ngoại bào tử.

3. Phân bố: Đại đa số vi khuẩn lam sống trong n−ớc ngọt, một số phân bố trong n−ớc lợ và n−ớc mặn hoặc nơi bùn lầy hay nơi ẩm −ớt. Một số vi khuẩn lam phân bố trên lợ và n−ớc mặn hoặc nơi bùn lầy hay nơi ẩm −ớt. Một số vi khuẩn lam phân bố trên trên vỏ cây, trên đá, trên tuyết hay trong suối n−ớc nóng (có thể tới 780C).

Vi khuẩn lam thuộc loài −a nhiệt, chúng có tính bền vững với nhiệt độ cao chính nhờ trạng thái keo của tế bào chất và khả năng tiết ra chất nhày xung quanh tế bào. Vì thế vi khuẩn lam th−ờng phát triển mạnh vào mùa hè khi có nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh, tuy nhiên một số loài lại có khả năng tồn tại ở nhiệt độ thấp nh−

Nostoc có khả năng sống trong băng tuyết.

4. ý nghĩa : Vi khuẩn lam ít có ý nghĩa dinh d−ỡng đối với động vật thuỷ sinh và với nghề nuôi trồng thuỷ sản vì chỉ ít loài có thể làm thức ăn cho động vật ở n−ớc nh− các nghề nuôi trồng thuỷ sản vì chỉ ít loài có thể làm thức ăn cho động vật ở n−ớc nh− các loài Spirulina maxima, S. platensis. Loài Nostoc commune là thức ăn cho con ng−ời (vùng núi Cánh diều – Ninh bình).

Khi vi khuẩn lam phát triển mạnh (nở hoa) và chết hàng loạt gây ô nhiễm môi tr−ơng và làm thay đổi một số yếu tố môi tr−ờng nh− sự thay đổi màu n−ớc, hàm l−ợng O2, CO2 , pH …Khi đi trên bờ ao, hồ có sự “nở hoa” của vi khuẩn lam ta ngửi thấy mùi tanh rất khó chịu. Vì thế nó ảnh h−ởng tới đời sống của các động vật thuỷ sinh trong vùng đó, ảnh h−ởng cả tới nguồn n−ớc cung cấp cho sinh hoạt của con ng−ời.

Khi chết đi, xác vi khuẩn lam tham gia vào việc hình thành bùn Sapropen có ý nghĩa lớn trong nông nghiệp (là thức ăn giàu vitamin, là nguồn phân bón sinh học có giá trị. ngoài ra trong y học bùn Sapropen còn dùng chữa bệnh, trong công nghiệp, sử dụng sản phẩm ch−ng khô của chúng để làm than cốc, hắc ín, khí hơi.

Những vi khuản lam trong các ruộng cấy lúa có khả năng cố định đạm từ Nitơ của khí qyuyển, nâng cao độ phì của đất.

Một số loài, trong quá trình trao đổi chất, tạo ra một số chất làm giảm mật độ vi khuẩn có hại trong n−ớc, do vậy một số loài đang đ−ợc nghiên cứu để tạo chất kháng sinh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thủy sinh học ppt (Trang 46 - 49)