Các dạng dinh d−ỡng:

Một phần của tài liệu Giáo trình Thủy sinh học ppt (Trang 25 - 27)

Dinh d−ỡng là quá trình trong đó nguồn vật chất, tr−ớc hết là các chất hữu cơ đ−ợc chuyển vào một cơ thể khác để cung cấp vật chất và năng l−ợng cho cơ thể thực hiện mọi chức năng sống của mình nh− vận động, sinh tr−ởng và tái sản xuất những cơ thể mới.

Dinh d−ỡng của thuỷ sinh vật giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá vật chất và năng l−ợng trong thuỷ vực. Qua hoạt động dinh d−ỡng, thuỷ sinh vật tạo nên các sản phẩm sơ cấp và thứ cấp, các chất khí (O2,, CO2, CH4, H2S), các muối dinh d−ỡng và các chất khác. Dinh d−ỡng của thuỷ sinh vật đ−ợc chia ra hai loại:

1.1. Dinh d−ỡng tự d−ỡng autotrophy:

Thuỷ sinh vật sử dụng trực tiếp vật chất vô cơ để tạo nên vật chất hữu cơ của cơ thể nhờ vào nguồn năng l−ợng bên ngoài. Thuỷ sinh vật dinh d−ỡng tự d−ỡng giữ vai trò sinh vật sản sinh trong thuỷ vực. Tạo nên khối l−ợng vật chất ban đầu (thức ăn thực vật, muối dinh d−ỡng) làm cơ sở cho dinh d−ỡng dị d−ỡng, cung cấp O2, hấp thụ

CO2, loại trừ các khí độc nh− CH4, H2S trong quá trình oxy hoá làm cho điều kiện sống trong thuỷ vực tốt hơn.

Dinh d−ỡng tự d−ỡng là lối dinh d−ỡng của thực vật, một số vi khuẩn và nấm thông qua quá trình quang hợp hoặc hoá tổng hợp.

a/ Dinh d−ỡng tự d−ỡng nhờ quang hợp:

Gồm thực vật n−ớc kể cả thực vật nổi và thực vật đá, một số vi sinh vật, chúng tiến hành quang hợp trong môi tr−ờng n−ớc. Quá trình quang hợp của thực vật đ−ợc thực hiện bằng hai quá trình: chuyển hoá năng l−ợng ánh sáng thành hoá năng nhờ chất diệp lục và hấp thụ CO2 tạo thành chất hữu cơ nhờ năng l−ợng sẵn có. Có thể thấy là quang hợp của thực vật n−ớc chủ yếu nhờ vào khả năng hấp thụ năng l−ợng ánh sáng của thực vật trong thuỷ vực và l−ợng CO2 trong n−ớc. Ngoài ra quang hợp của thực vật n−ớc còn phụ thuộc vào thành phần loài, đặc điểm sinh tr−ởng của thực vật quang hợp, vào các nhân tố của môi tr−ờng ngoài nh− nhiệt độ, pH, thành phần và hàm l−ợng muối dinh d−ỡng của môi tr−ờng n−ớc, thí dụ khi tăng thêm hàm l−ợng N và P trong n−ớc sẽ làm tăng thêm khả năng sử dụng của thực vật quang hợp.

b/ Dinh d−ỡng tự d−ỡng bằng hoá tổng hợp:

Nhờ các vi khuẩn hoá tổng hợp gặp cả trong các thuỷ vực n−ớc ngọt, lợ, mặn, gặp cả trong tầng n−ớc và nền đáy. Các nhóm vi khuẩn hoá tổng hợp quan trọng là nhóm vi khuẩn Nitơ (Nitrit hoá, Nitrat hoá…), vi khuẩn l−u huỳnh, vi khuẩn sắt. Trong quá trình dinh d−ỡng các vi khuẩn này tham gia vào các chu trình chuyển hoá Nitơ, l−u huỳnh và sắt trong thuỷ vực. Hoạt động của các vi khuẩn hoá tổng hợp cần O2 và các sản phẩm phân huỷ của chất hữu cơ trong điều kiện kị khí, do đó các loại vi khuẩn này tập trung nhiều nhất ở tầng đáy. Trong tầng n−ớc, chúng cũng có nhiều ở tầng n−ớc đáy hơn là tầng n−ớc mặt. Trong các loại nền đáy thì nền đáy bùn chứa nhiều vi khuẩn hoá tổng hợp hơn các nền đáy khác.

c/ Hấp thụ muối dinh d−ỡng hoà tan:

Trong quá trình tạo chất hữu cơ từ chất vô cơ của thực vật, ngoài các nguyên tố

C,H,O trong quá trình quang hợp còn cần nhiều các nguyên tố khác nữa. Các nguyên tố này ở dạng các muối hoà tan trong n−ớc và th−ờng đ−ợc gọi chung là các muối dinh d−ỡng. Trong số các nguyên tố chủ yếu cần thiết cho đời sống của thuỷ sinh vật tự d−ỡng có thể kể là Na, K, Ca, N,P, Si, Fe, Mg, Mn. Đặc biệt là các nguyên tố

N,P,Si cần cho các quá trình sinh tr−ởng và phát triển của thuỷ sinh vật.

1.2. Dinh d−ỡng dị d−ỡng Heterotrophy :

Thuỷ sinh vật sử dụng các chất hữu cơ có sẵn (sinh vật ở dạng sống hay dạng phân huỷ) để tạo nên vật chất hữu cơ của cơ thể, sử dụng nguồn năng l−ợng của cơ thể. Thuỷ sinh vật dinh d−ỡng dị d−ỡng bao gồm các động vật – nhóm sinh vật tiêu thụ ,ăn các chất hữu cơ có sẵn d−ới dạng các sinh vật hay các hay các sản phẩm phân huỷ của chúng ở các giai đoạn khác nhau. Ngoài các động vật trên còn kể các vi khuẩn dị d−ỡng, các nấm hoại sinh trong thuỷ vực. Chúng vô cơ hoá các chất hữu cơ rữa nát để cho các muối dinh d−ỡng cung cấp cho thực vật. Các hình thức dinh d−ỡng, cách ăn

và thức ăn của sinh vật dị d−ỡng rất đa dạng đó là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt dinh d−ỡng giữa thuỷ sinh vật và môi tr−ờng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thủy sinh học ppt (Trang 25 - 27)