Các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe buýt Hà Nộ

Một phần của tài liệu 222 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe buýt Hà Nội (Trang 78 - 87)

1. Sau khóa học, tôi thu được những lợi ích như sau:

3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe buýt Hà Nộ

nhân lực tại xí nghiệp xe buýt Hà Nội

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được tiến hành thường xuyên đã từng bước nâng cao trình độ ý thức của người lao động, hoạt động đã tương đối đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nhưng công tác đào tạo vẫn còn những tồn tại do các nguyên nhân từ người lao động cũng như đội ngũ giảng viên hoặc do chính sách đào tạo của xí nghiệp. Sau đấy, các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

3.2.2.1 Hoàn thiện nhu cầu và kế hoạch đào tạo

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của xí nghiệp xe buýt Hà Nội tuỳ đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Do đó, hoàn thiện nhu cầu và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.

Trước tiên, xí nghiệp cần xác định nhu cầu đào tạo cho hợp lý. Nhu cầu đào tạo hàng năm căn cứ vào:

 Tình hình của xí nghiệp

 Nhu cầu đào tạo của người lao động, nhu cầu công việc

 Mục tiêu phát triển của xí nghiệp trong giai đoạn từ nay đến 2010

 Quy chế, chính sách nâng bậc hàng năm của xí nghiệp

 Phương hướng phát triển nguồn nhân lực

 Các chủ trương, chính sách đào tạo như thời gian tối đa đào tạo, số lượng người đào tạo.

Xí nghiệp dựa vào nhu cầu đào tạo để từ đó đưa ra các kế hoạch đào tạo sát từng đối tượng hơn, đổi mới chương trình khung đào tạo cho công nhân lái xe, nhân viên bán vé và xây dựng chương trình đào tạo thợ sửa chữa theo tiêu chuẩn. Xí nghiệp không nên chỉ lập ra các kế hoạch đào tạo ngắn hạn mà đưa ra các kế hoạch dài hạn để có chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công tác đổi mới của đơn vị.

Lựa thời gian đào tạo sao cho hợp lý tránh ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Mặt khác, thành lập trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực để từ đó triển khai đào tạo phù hợp với nhu cầu công việc cũng như nhu cầu của người lao động. Xí nghiệp cần có sự liên kết giữa 3 bên như cơ sở đào tạo - DN - cơ quan Nhà nước nhằm giúp đỡ cho quá trình đào tạo không chỉ nguồn tài liệu,

đội ngũ giáo viên, các chương trình đào tạo mà cả nguồn tài chính cho công tác đào tạo.

3.2.2.2 Nâng cao chất lượng giáo viên giảng dạy

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp mới bắt đầu được xây dựng từ cuối năm 2005 nên hoạt động đang trong quá trình hoàn thiện. Mà đội ngũ giảng viên của xí nghiệp còn thiếu nhiều, nhiều giảng viên còn kiêm nhiệm thêm các công việc khác, trình độ chuyên môn chưa cao. Do đó giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như số lượng đội ngũ giảng viên là một hoạt động cấp bách.

Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tại các cơ sở, bảo đảm số lượng và chất lượng, giảm dần số lượng giáo viên kiêm chức hợp đồng ngắn hạn. Đến năm 2010 bảo đảm 100% các giáo viên có trình độ chuyên ngành đào tạo, tạo điều kiện cho 10 lượt cán bộ, giáo viên được học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ tại Tổng công ty và các trường lớp chính quy. Nâng tổng số cán bộ, giảng viên đến năm 2010 là 10 người, tăng 20% so với năm 2005(xí nghiệp có 2 giáo viên), giảm 13,3% số giảng viên kiêm nhiệm, kiêm chức, số giảng viên đạt tiêu chuẩn của Tổng công ty tăng 39,5% so với năm 2005.

Muốn chất lượng đội ngũ giảng dạy của xí nghiệp được nâng cao cần lựa chọn những người thích hợp đối với công tác đào tạo và phát triển. Đối với đội ngũ giảng dạy nội bộ thì xí nghiệp nên lựa chọn những người có thâm niêm công tác, có hướng thú với nghề và có khả năng truyền đạt, những người sáng tạo mà đặc biệt những người có sáng kiến đưa ra các chương trình đào tạo hợp lý cho đơn vị. Còn với đội ngũ thuê ngoài là các chuyên gia cần lựa chọn những người có trình độ, am hiểu công ty, có sáng kiến đưa ra các phương pháp đào tạo tiên tiến.

3.2.2.3 Cải tiến các phương pháp đào tạo và nguồn tài liệu

Xí nghiệp tìm hiểu và nghiên cứu các phương pháp tiên tiến áp dụng vào công ty để gây hứng thú cho học viên. Do trình độ của đội ngũ lao động

trực tiếp kém nên xí nghiệp cần lựa chọn phương pháp giảng dạy nhẹ về lý thuyết và ưu tiên thực hành là chính, nhằm giảm bớt tình trạng học thụ động của những lao động trực tiếp. Chính thế, công tác đào tạo sẽ tạo ra hứng thú cho người học và khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào công việc hiện tại của người lao động.

Mặt khác, xí nghiệp cũng nên đổi mới và biên soạn giáo trình dạy phù hợp với cấp độ, đối tượng đào tạo, ưu tiên cho việc biên soạn tài liệu dạy nghề ngắn hạn có tính truyền thống, đặc thù riêng của từng ví trí công việc, như: kỹ thuật hàn gò, kỹ thuật lái xe an toàn, khả năng giao tiếp…

Hàng năm, xí nghiệp phối hợp với trung tâm đào tạo của Tổng công ty tiến hành sửa đổi, bổ sung, biên soạn những giáo trình giảng dạy cho phù hợp với tình hình phát triển của đơn vị cũng như từng trình độ của người học. Đặc biệt là các chương trình khung đào tạo cấp I, cấp II cho đối tượng công nhân lái xe và nhân viên bán vé, để có những giải pháp khắc phục những lỗi hay mắc phải khi tiến hành và có những sáng kiến mới nhằm hiệu quả sau đào tạo nâng cao. Xí nghiệp cũng ưu tiên sử dụng các chương trình giảng dạy trên máy vi tính, máy chiếu để người học có thể được nhìn thực tế công việc họ phải làm, giảm bớt các thắc mắc để tránh được các sai sót trong quá trình thực hiện công việc.

3.2.2.4 Đầu tư nhiều hơn cho quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Xí nghiệp đang từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để đạt được hiệu quả, xí nghiệp cần đầu tư về mọi mặt như cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, kinh phí…có công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Cần hoàn thiện và bổ sung thêm các thiết bị phục vụ quá trình đào tạo như máy chiếu, laptop, tài liệu học tập…cũng như nâng cấp diện tích phòng

học, xây dựng mới các phòng thực hành ngay tại nơi học sao có chất lượng đào tạo được đáp ứng.

Kinh phí đào tạo: cần đầu tư nhiều hơn đến công tác đào tạo vì đây là một trong những giải pháp nhằm giúp công ty duy trì và củng cố, phát triển bền vững. Xí nghiệp có thể liên kết với các nhà tài trợ xin đầu tư vào công tác đào tạo.

Do trình độ lao động còn hạn chế, khả năng tiếp thu kém nên cần có giải pháp về tuyển dụng sao cho hợp lý. Nhằm giảm kinh phí tiến hành đào tạo lại đối với các lao động đã được qua đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học.

3.2.2.5 Đánh giá kết quả đào tạo

Xí nghiệp mới chỉ tiến hành đánh giá riêng biệt giữa các khoá học. Để chất lượng đánh giá đạt hiệu quả thì cần có biểu đánh giá chung tình hình đào tạo trong một năm. Xí nghiệp có thế đánh giá theo 2 kiểu như đánh giá chất lượng đào tạo thể chỉ tiêu: tốt- khá-trung bình hoặc đánh giá thể điểm số. Mẫu phiếu đánh giá chung là tập hợp các số liệu thu được qua các phiếu tham dò từ các khoá khác nhau.

Xí nghiệp cần xây dựng phiếu tham dò riêng cho từng đối tượng như đối tượng đào tạo tại xí nghiệp và đối tượng được cử đi học ở các trường chính quy để có sự đánh giá một cách chính xác hơn.

Phiếu tham dò của xí nghiệp còn đơn giản cần đưa ra những câu hỏi mang tính cụ thể hóa hơn. Xí nghiệp có thể vẫn dùng các câu hỏi cũ và chuyển đổi thành những câu hỏi có các phương án trả lời và phân chia các câu theo các mục cụ thể để tiện cho đánh giá chất lượng như dưới đây là mẫu phiếu tham dò ý kiến học viên.

PHIẾU TIẾP THU Ý KIẾN HỌC VIÊN

Để đảm bảo quyền lợi cho học viên cũng như nâng cao chất lượng đào tạo, đề nghị đồng chí cho một vài ý kiến nhận xét về khoá học. Mọi ý kiến của đồng chí trong phiếu thăm dò này sẽ chỉ nhằm mục đích giúp xí nghiệp có những điều chỉnh cần thiết cho các khóa học tiếp theo và sẽ được bảo mật hoàn toàn.

Khoá đào tạo: ……… Bộ phận: ……… Thời gian từ……….đến………. Hãy đánh dấu vào phương án các đồng chí cho là hợp lý nhất: 1. Đánh giá chung về khóa đào tạo

a. Nội dung khoá đào tạo:

- Phù hợp với công việc - Đáp ứng yêu cầu công việc - Các kiến thức quá sơ sài

b. Các phương pháp giảng dạy:

- Rất khoa học

- Phù hợp với các đối tượng - Chưa hợp lý

c. Thời gian các khoá học:

- Rất khoa học

- Phù hợp với các đối tượng - Chưa hợp lý

d. Sự chuẩn bị, trình độ của giáo viên

- Tốt

- Trung bình - Kém

Ý kiến khác (làm ơn ghi rõ)

- Rất đầy đủ

- Thường xuyên được bổ sung - Thiếu nguồn tài liệu

Ý kiến khác (làm ơn ghi rõ)

f. Nếu có cơ hội được tham gia đào tạo, tôi muốn được đào tạo về: - Nghiệp vụ

- Các quy chế, chính sách - Cả 2 phương án trên

2. Cơ sở vật chất- hạ tầng, chính sách sau đào tạo

a. Đánh giá của các đồng chí về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

- Rất hiện đại

- Thường xuyên được nâng cấp - Lạc hậu

b. Chính sách sau đào tạo

- Đã áp dụng vào thực tiễn - Không áp dụng vào thực tiễn - Chưa xây dựng

c. Sau đào tạo, người lao động được sử dụng vào vị trí nào: - Công việc có khả năng hơn

- Công việc cũ - Công việc khác

3.2.2.6 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là động lực kích thích người lao động

Trong hầu hết các tổ chức, người quản lý đều nhận thấy sự cần thiết của các chủ trương, chính sách cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác, các chủ trương, chính sách càng cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì người lao động có thể hiểu được những quyền lợi mà họ được đào tạo và phát triển bấy nhiêu đó chính là động lực kích thích họ thực hiện công việc đạt hiệu quả cao.

Đối với xí nghiệp do thái độ học tập của những lao động trực tiếp (công nhân lái xe, nhân viên bán vé) vẫn còn thụ động, học theo yêu cầu chứ chưa tự giác và chưa thực sự có nhu cầu muốn học tập. Do đó, xí nghiệp đang dự thảo một bản kế hoạch đào tạo đưa ra các quyền lợi mà họ có thể được hưởng khi tham gia đào tạo như tăng thêm khoản trợ cấp cho học viên khi tham gia đào tạo cấp II, đưa ra những cơ hội thăng tiến rõ ràng đối với những lao động có trình độ.

Mặt khác, đội ngũ lao động là công nhân lái xe và nhân viên bán vé khả năng giao tiếp và thái độ phục vụ hành khách chưa tốt. Xí nghiệp đang đưa ra dự thảo tiến hành đào tạo theo hình thức đào tạo mới thông các tình huống, các trò chơi để nhằm "Xây dựng tinh thần đồng đội và kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng, kỹ năng làm việc độc lập, cộng tác đội ngũ hiệu quả" cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Xí nghiệp phối hợp với Trung tâm đào tạo Tổng công ty và Tâm Việt Group tổ chức khóa đào tạo. Chương trình giúp các học viên có thể nâng cao khả năng giao tiếp, nâng cao tư duy mà đặc biệt có thể vận dụng các quy luật tâm lý để giải quyết các xung đột xẩy ra. Đây là hình thức học mới, tạo được cảm giác thoải mái cho người học và có thể thu được kết quả cao. Thông qua đó, chương trình cũng kích thích người lao động tham gia nhiệt tình hơn, tạo được sự gắn kết giữa các thành viên trong xí nghiệp với nhau.

Ngoài ra, xí nghiệp cần tạo dựng cho mỗi cá nhân khả năng tự tạo động lực cho mình và những nguyên tắc suy nghĩ để có nhiều ý tưởng hay hơn. Cần biết những nguyên tắc suy nghĩ để hình thành ý tưởng chiến lược và chính sách kinh doanh. Làm được điều này, họ sẽ khắc phục được tính ì tâm lý, gạt bỏ từ “không thể” ra khỏi suy nghĩ. Xây dựng một ý chí, niềm tin mãnh liệt về khả năng sáng tạo của bản thân. Khi đó, cá nhân người lao động có sự tự tin và giúp họ đặt mục tiêu, biến mục tiêu đó thành hiện thực.

Ngoài ra, để kịp thời động viên tinh thần của cán bộ công nhân viên, lãnh đạo Xí nghiệp thường xuyên xuống các tổ sản xuất nắm bắt tình hình, giải quyết kịp thời những băn khoăn, thắc mắc của công nhân, tạo được môi trường làm việc lành mạnh, ấm cúng làm động lực thúc đẩy sự phát triển Xí nghiệp.

3.2.2.7 Các giải pháp khác

Nghiên cứu ban hành các quy chế đào tạo và sử dụng học viên sau đào tạo một cách chi tiết cụ thể để đảm bảo học viên sử dụng kiến thức đã học vào công việc. Nhằm khắc phục tình trạng, người lao động được đào tạo sau một thời gian làm việc

Lực lượng lao động chủ yếu của xí nghiệp đó là những công nhân lái xe và nhân viên bán vé có trình độ học vấn không cao, ý thức học tập còn thụ động nên xí nghiệp cần xây dựng và đẩy mạnh mô hình học tập. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp là sáng tạo. Sáng tạo không thể tách rời học tập. Điều này được nâng cao qua quá trình học và rèn luyện của bản thân mỗi người. Xí nghiệp cần xây dựng chiến lược nhằm phát huy và tôn trọng sáng tạo của cá nhân người lao động. Bằng cách, tôn trọng sáng tạo phải được đưa vào triết lý kinh doanh, biến thành chuẩn mực hành vi doanh nghiệp mình. Như trong triết lý kinh doanh của Công ty Tư vấn và hỗ trợ chiến lược Win-Win có câu: “Luôn tạo môi trường làm việc, đánh thức

tiềm năng sáng tạo của mỗi người”. Công ty cổ phân may Phương Đông có ý: “Sáng tạo được tôn trọng, tài năng được thi thố”…

Xí nghiệp cần xây dựng chính sách sau đào tạo cụ thể, chi tiết. Chính sách nêu rõ quyền và trách nhiệm các học viên sau đào tạo.

 Quyền đối với các học viên:

 Được đào tạo qua các khoá như đào tạo mới và đào tạo nâng cao nghiệp vụ

 Được trợ cấp trong giai đoạn đi đào tạo

 Trách nhiệm:

 Được đào tạo phải làm việc tại xí nghiệp ít nhất 1 năm. Nếu làm việc không đủ thời gian đã quy định thì học viên cần bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo.

 Khi được đào tạo, các học viên cần đi học đầy đủ, chấp hành đúng nội quy, quy chế của xí nghiệp và Tổng công ty.

 Các học viên tham gia đào tạo cần có ý thức bảo quản cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho đào tạo.

Một phần của tài liệu 222 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe buýt Hà Nội (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w