Những tồn tại và nguyên nhân của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 222 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe buýt Hà Nội (Trang 69 - 74)

1. Sau khóa học, tôi thu được những lợi ích như sau:

2.2.4Những tồn tại và nguyên nhân của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

nhiệm nhiều công việc, họ không chuyên sâu một lĩnh vực nào nên dẫn đến tình trạng bình thường hoá các kiến thức. Mặt khác, đội ngũ giáo viên là đầu tàu tạo ra những lao động có kiến thức, kỹ năng, trình độ để đáp ứng yêu cầu càng cao của công việc. Nếu những đầu tàu này số lượng còn chưa đủ chưa tính đến chất lượng thì hiệu quả đào tạo sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Trên đây là các nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của xí nghiệp. Mỗi nhân tố tác động đến một khía cạnh khác nhau của công tác đào tạo.

2.2.4 Những tồn tại và nguyên nhân của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực triển nguồn nhân lực

2.2.4.1 Những nhận xét

Công tác đào tạo và phát triển đã có những thành tựu như: đáp ứng hầu hết nhu cầu học tập của người lao động, đã có những quy trình đào tạo riêng cho từng đối tượng. Áp dụng quy tắc nâng bậc, nâng cao nghiệp vụ đúng theo quy định của tổng công ty, hàng năm đã có những cải tiến trong phương pháp giảng dạy…

Theo phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp lao động (Phụ lục):

Câu hỏi Các phương án trả lời

p/án 1 p/án 2 p/án 3 p/án 4 1. Nội dung đào tạo

Câu 7 30% 60% 10% Câu 12 30% 65% 5% Câu 13 30% 50% 20% Câu 15 20% 60% 20% Câu 16 10% 85% 5% Câu 23 30% 40% 30% Câu 24 30% 60% 10%

2. Chất lượng đào tạo

Câu 10 10% 40% 50% 0% Câu 11 20% 30% 50% Câu 20 30% 50% 20% Câu 22 40% 40% 20% 3. Kinh phí và cơ sở vật chất Câu 18 5% 55% 40% Câu 19 10% 70% 20% Câu 21 2% 15% 80% 3%

4. Thời gian đào tạo

Câu 8 20% 60% 20%

Câu 9 40% 70%

5. Đội ngũ giáo viên

Câu 14 70% 25% 5%

Câu 17 30% 50% 20%

Câu 25 30% 60% 10%

Qua mẫu phiếu điều tra phỏng vấn người lao động nhận thấy công tác đào tạo của xí nghiệp được đánh giá về mặt nội dung đào tạo đã có những biến chuyển mới như nội dung giảng dạy vừa sức học viên( có 60% số người được phỏng vấn ), công tác đào tạo đã phù hợp với trình độ chuyên môn, thái độ tham gia của người lao động đã tự giác hơn nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số ít người lao động tham gia với thái độ theo quy định nên hiệu quả đào tạo vẫn chưa phát huy được tối đa. Mặt khác, nhận thức của các nhà quản lý

đã rõ rang hơn, đã có những cái sắp xếp bố trí lao động hợp lý hơn, phù hợp với trình độ người lao động như câu 13 có 50% người cho rằng nếu họ là cán bộ nhân sự nếu sử dụng người sau khoá đào tạo vào những vị trí nào có 30% cho rằng tiếp tục sử dụng vào vị trí công việc mà họ đang làm, 50% sử dụng vào công việc thấy họ có khả năng hơn và 20% hình thức khác.

Chất lượng sau đào tạo đã có những đổi mới, thái độ của nhân viên lái xe và công nhân bán vé đã có những thay đổi và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chất lượng sau đào tạo đã đạt được hiệu quả tăng năng suất và nhận thức của người lao động.

Các chương trình đào tạo xí nghiệp áp dụng chưa hợp lý nhưng do người lao động không muốn học các chương trình mới khó và có nhưng yêu cầu cao.

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, nguồn tài liệu còn hạn chế.

2.2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Công tác đào tạo đã đạt được những thành tích và phát huy được một số vai trò như đã có các khoản trợ cấp cho người học, lý thuyết đi kèm với thực tế,…Nhưng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng có không ít những tồn tại:

Trình độ lao động trực tiếp còn hạn chế, khả năng tiếp thu kém do công tác tuyển dụng chưa có tính sàng lọc cao và chất lượng tuyển dụng chưa tốt. Mặt khác với sự phát triển nhanh chóng của luồng tuyến nên nhu cầu bỏ sung đội ngũ công nhân lái xe và NV bán vé của xí nghiệp là rất lớn. Mặc dù đã có các biện pháp như đào tạo, tạo động lực nhưng vẫn có một số bộ phận lái xe, bán vé vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, nhất là về dịch vụ khách hàng.

Do đặc thù nghề nghiệp làm việc theo 2 ca nên công tác tổ chức đào tạo còn nhiều khó khăn, còn ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người lao động nên thời gian đào tạo cũng chịu tác động không nhỏ.

Kinh phí cho đào tạo còn hạn hẹp, cơ sở vật chất còn thiếu, nguồn tài liệu cho công tác chưa đáp ứng hoàn toàn công tác đào tạo như diện tích lớp học còn nhỏ, trang thiết bị giảng dạy chưa đầy đủ: dạy bằng máy chiếu nhưng xí nghiệp chưa có laptop, các công nghệ hiện đại phục vụ đào tạo.

Xí nghiệp chưa xây dựng một biểu đánh giá chất lượng sau đào tạo chung mà chỉ mới là các bản sát hạch để cấp chứng chỉ cho đối lượng lao động trực tiếp. Còn riêng lao động gián tiếp đi đào tạo thì chất lượng đào tạo chưa được đánh giá sâu sắc.

Hàng năm công tác đào tạo cho đội ngũ thợ sửa chữa mới được tiến hành một khoá. Mà số lượng phương tiện cũ hỏng cần sửa chữa ngày càng nhiều thêm vào đó trình độ thợ sửa chữa còn hạn chế. Do đó, công tác đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu công việc.

Đội ngũ giảng viên đào tạo còn chưa đủ về số lượng mà chất lượng còn chưa cao theo số liệu của phiếu điều tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy xí nghiệp đã xây dựng phiếu tham dò ý kiến học viên cuối khoá nhưng nội dung câu phiếu tham dò còn đơn giản chưa thể đánh giá toàn diện được chất lượng khoá đào tạo. Bên cạnh đó, các câu hỏi đưa ra chủ yếu là câu hỏi mở. Các câu mở thường có ưu điểm thu thập được nhiều cách thức, phương án trả lời khác nhau nhưng các học viên chủ yếu là lao động trực tiếp trình độ học vấn không cao sẽ dẫn đến tình trạng rất ngại phải trả lời câu hỏi. Điều đó dẫn đến hiện tượng bắt chước câu trả lời giống nhau hoặc trả lời rất hơi hớt không đúng với thực tế.

Chính sách sau đào tạo chưa được xây dựng cụ thể, mà trong giai đoạn dự thảo, xây dựng nên đã có nhiều trường hợp sau đào tạo một vài tháng

người lao động tự thôi việc dẫn đến lãng phí chi phí đào tạo của xí nghiệp và không giữ chân được người lao động có tay nghề cũng như các nhân tài.

Chương 3: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe buýt Hà Nội.

Một phần của tài liệu 222 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe buýt Hà Nội (Trang 69 - 74)