Quy mô đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 222 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe buýt Hà Nội (Trang 36 - 39)

9 TS Trần Xuân Cầu-Giáo trình Phân tích lao động xã hội-NXB Lao động xã hội-trang

2.2.1 Quy mô đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Xí nghiệp là đơn vị thuộc ngành phục vụ mà lao động trực tiếp là những công nhân lái xe, nhân viên bán vé và thợ sửa chữa nên công tác đào tạo và phát triển cho hai đối tượng công nhân lái xe và nhân viên bán vé này rất được chú trọng. Bên cạnh đó, xí nghiệp cũng quan tâm đào tạo cho các thợ

sửa chữa, cán bộ quản lý và đội kiểm tra, kiểm soát nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới đây là quy mô đào tạo chung của xí nghiệp.

Biểu số 2.4: Tình hình thực hiện đào tạo

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2006 Năm 2007

Kế hoạch năm 2008

1 Số lượt học viên được

đào tạo Người 250 360 389

1.1 Nhân viên bán vé Người 174 182 220

1.2 Công nhân lái xe Người 56 126 141

1.3 Thợ bảo dưỡng sửa chữa Người 8 12 19

1.4 Đào tạo cán bộ quản lý Người 4 3 3

1.5 Đào tạo nhân viên khác Người 8 17 6

2 Số khoá đào tạo Khoá 11 20 16

(Nguồn: phòng Nhân sự)

Nhìn vào biểu ta nhận thấy quy mô đào tạo của xí nghiệp có chiều hướng tăng do năm 2007 mới nhập thêm 11 xe Daewoo BS và 8 xe Transico AC B&D. Nên số lao động cũ không đáp ứng hết yêu cầu cần tuyển thêm lao động mới và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho lao động đang làm việc để tiếp cận với các phương tiện mới được trang bị. Đội ngũ thợ sửa chữa cũng được đào tạo nhằm để hoàn thiện hơn các kỹ năng xử lý đối với các phương tiện mới được đầu tư. Dự kiến năm 2008 xí nghiệp sẽ trang bị và thay thế 1 số trang thiết bị mới do Gara Lạc Trung đang trong quá trình hoàn thiện để đưa vào sử dụng.

Mặt khác xí nghiệp chỉ tiến hành đào tạo cho các đối tượng lao động là công nhân lái xe và nhân viên bán vé nên hình thức đào tạo cũng như quy mô đào tạo cho hai đối tượng này được cụ thể như sau:

Biểu số 2.5: Tình hình thực hiện các hình thức đào tạo cho công nhân lái xe và nhân viên bán vé

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2006 Năm 2007

Kế hoạch năm 2008

1 Công nhân lái xe Người 56 126 141

1.1 Số khoá đào tạo Khoá 6 5 5

1.2 Đào tạo mới 5% năm Người 4 10 8

1.3 Đào tạo nâng bậc Người 20 0 20

1.4 Đào tạo cấp 2 Người 46 116 113

2 Nhân viên bán vé Người 174 182 220

2.1 Số khoá đào tạo Khoá 3 7 8

2.2 Đào tạo mới 5% năm Người 84 89 95

2.3 Đào tạo nâng bậc Người 0 0 20

2.4 Đào tạo cấp 2 Người 90 93 105

(Nguồn: phòng Nhân sự)

Do trang bị phương tiện được trang bị thêm nên đội ngũ trực tiếp sử dụng là các nhân viên bán vé và lái xe nên cần được đào tạo cho phù hợp. Mặt khác do yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng phục vụ hành khách nên nhân viên bán vé đặc biệt được đào tạo nhiều để góp phần đạt hiệu quả cao hơn.

Biểu số 2.6: Số lao động của xí nghiệp

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2006 Năm 2007

Kế hoạch năm 2008

1 Công nhân lái xe người 346 361 367

2 Nhân viên bán vé người 335 355 367

3 Thợ bảo dưỡng sửa

chữa người 44 44 44

4 Cán bộ quản lý người 11 11 11

5 Nhân viên khác người 116 110 112

6 Tổng số lao động người 852 881 901

(Nguồn: phòngNhân sự) Biểu số 2.7: Thống kê số lao động qua đào tạo

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2006 Năm 2007

Kế hoạch năm 2008

1 Công nhân lái xe % 16,18 34,9 38,42

2 Nhân viên bán vé % 49 51,27 60

chữa

4 Đào tạo cán bộ quản

lý % 36,36 27,27 27,27

5 Đào tạo nhân viên

khác % 6,9 15,45 5.36

(Nguồn: phòng Nhân sự)

Nhận xét: phần % số lao động trực tiếp được đào tạo có xu hướng gia tăng. Tình hình đào tạo của xí nghiệp cũng đã được đẩy mạnh hơn, đã quan tâm hơn đến đội ngũ lao động trực tiếp và do chất lượng đội ngũ bán vé đầu vào thấp nên cần tiến hành đào tạo qua nhiều khóa để nâng cao nghiệp vụ nhằm hoàn thành tốt công việc.

Một phần của tài liệu 222 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe buýt Hà Nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w