b) loại xâm nhập (do bình lưu đẳng mật độ)
4.8. Những qui mô và cơ chế phát sinh rối đại dương
Như đã được xác lập trong rất nhiều nghiên cứu, rối trong đại dương thể hiện ở một dải rất rộng và thường được phân chia thành ba lớp: rối qui mô lớn (rối vĩ mô), rối qui mô vừa (rối trung bình) và rối qui mô nhỏ (rối vi mô). Những giá trị đặc trưng của qui mô không gian - thời gian của những lớp rối cơ bản được dẫn trong bảng 4.2. Dĩ nhiên, trong tất cả các dạng rối ở đại dương, thì rối qui mô nhỏ được nghiên cứu nhiều nhất. Nguồn của rối vi mô là sóng mặt (mao dẫn, trọng lực, gió) và sóng nội cũng như các quá trình khác, của rối qui mô vừa - sóng và các hiện tượng gây nên bởi các dao động triều và quán tính, của rối vĩ mô - các xoáy synop, sóng Rossby, dòng chảy trôi v.v...
Vì dải phổ các hiện tượng rối khá rộng, nên sự phân chia chuyển động trong đại dương thành chuyển động trung bình và chuyển động thăng giáng tuân theo công thức (4.31) là một bài toán khá phức tạp, bởi vì sự phân chia này hoàn toàn phụ thuộc vào lựa chọn vùng không gian - thời gian trên đó xác định các giá trị trung bình. Sự phân chia sẽ tin cậy về mặt thống kê chỉ khi nào vùng không gian - thời gian lấy trung bình bao gồm số lượng rất lớn các xoáy có kích thước nhỏ hơn kích thước của vùng lấy trung bình và chứa rất ít những xoáy với kích thước lớn hơn vùng lấy trung bình.
Bảng 4.2. Các dẫn liệu về qui mô không gian - thời gian của các dạng rối chính Qui mô không gian (m)
Rối Qui mô thời gian
Ngang Thẳng đứng
Qui mô lớn Từ vài chục ngày
đến vài tháng
65 10 5 10
10 102 103
Qui mô vừa Từ vài giờ
đến vài ngày
54 10 4 10
10 10102
Qui mô nhỏ Từ phần của giây
đến vài chục phút
32 10 2 10
10 10110
Hiện nay nhận thấy có một số cơ chế chủ yếu phát sinh rối trong đại