Các quá trình ngoại sinh vàn ội sinh

Một phần của tài liệu Hải Dương Học (Trang 30 - 32)

Các quá trình ngoại sinh diễn ra gần bờ các lục địa, các đảo và trong lớp sát đáy của đại dương. Thực tế chúng là kết quả tương tác của thạch quyển, đại dương và khí quyển và chủ yếu sử dụng năng lượng mặt trời dưới dạng này hoặc dạng khác. Các quá trình ngoại sinh có thể phân chia thành các quá trình nguồn gốc biển, nguồn gốc trọng lực nguồn gốc sinh vật.

Những nhân tố nguồn gốc biển gồm sóng gió, chuyển động triều lên triều xuống, sóng thần, sóng nội, dòng chảy mặt và dòng chảy gần đáy, chúng bào mòn các vùng bờ, tích tụ và vận chuyển các hạt bùn đáy và trầm tích sông tới những khoảng cách xa.

Những nhân tố nguồn gốc trọng lực gồm những quá trình xảy ra dưới tác động của trọng lực lên đáy đại dương. Đó là những dòng đục, những vụ trượt dưới nước hay sự chuyển động của lớp trầm tích theo hướng nghiêng

của đáy, gọi là trượt. Tác động đồng thời của các dòng đục, tức dòng chảy trọng lực của các hạt trầm tích lơ lửng trong nước, và các vụ trượt dưới nước dẫn tới hình thành những dạng địa hình lớn dưới nước kiểu như các chóp trầm tích lớn và những đồng bằng dốc nghiêng tích tụ lớn của chân lục địa.

Những nhân tố nguồn gốc sinh vật liên quan tới hoạt động sống và chết (phân hủy) của các sinh vật biển. Điều này diễn ra nhờ tác động của các quá trình sau: Sự tích tụ vật liệu trầm tích xốp - xương và vỏ của sinh vật, thường là vật liệu có thành phần silic hoặc đá vôi; Sự hình thành các đá kiểu đá vôi rạn san hô và những dạng địa hình do chúng tạo ra - các rạn san hô; Sự phá hủy và làm xốp đá dưới tác động của một số loài nhuyễn thể hai vỏ như loài “trai gặm đá”; Sự tái chế bùn đáy của các loài ăn bùn làm cho trầm tích đáy mất tính phân lớp và có cấu trúc hạt mịn.

Một trong những vấn đề lí thú nhất liên quan tới việc nghiên cứu vai trò của các nhân tố nguồn gốc sinh vật trong sự hình thành địa hình đáy đại dương là sự thành tạo các rạn san hô. Các rạn san hô là sản phẩm hoạt động sống chủ yếu của các loài san hô ruột khoang (madrepora) sáu tia sống tụ quần cùng các loài tảo đá vôi và những cơ thể khác. Thuộc cư của các cơ thể san hô sống thường tạo thành những công trình kiến trúc đá vôi rẽ nhánh cấu tạo chủ yếu từ đá canxi và apagonit. Do tác động phá hủy của dòng chảy, sóng và một số sinh vật biển ăn san hô, từ những kiến trúc này tạo thành vật liệu mảnh vụn. Vật liệu này được xi măng hóa chủ yếu nhờ các loài tảo đá vôi hay do kết quả tách ra ôxit canxi từ các chất lơ lửng và từ các dung dịch lưu thông trong các khoang lỗ, khe nứt và khoảng trống của các mảnh vụn.

Kết cục là tạo thành đá san hô, một loại đá rất vững chắc để xây dựng nên rạn san hô.

Các quá trình nội sinh diễn ra trong những lớp sâu của vỏ trái đất và trong manti thượng dưới ảnh hưởng của năng lượng bên trong của Trái Đất. Đó là các quá trình hoạt động macma xâm nhập và phun xuất, các chuyển động kiến tạo của vỏ trái đất, động đất và quá trình biến chất. Những quá trình này diễn ra trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao và kết cục tạo ra vỏ trái đất, các gồ ghề của địa hình dưới dạng những núi, lòng chảo và trũng đại

dương, những nón phễu núi lửa, những dãy núi dưới nước... Vai trò chủ đạo trong các quá trình nội sinh thuộc về những chuyển động kiến tạo, chúng tạo nên các gồ ghề địa hình lớn, hình thành các đứt gãy sâu, các nếp uốn và các khối nâng, kết cục là những vùng đất liền có thể trở thành đáy biển và ngược lại.

Hoạt động macma là tập hợp những quá trình liên quan tới sự hình thành sản phẩm macma và chuyển động của nó lên phía mặt trái đất. Tùy thuộc vào đặc điểm của chuyển động macma, người ta phân biệt hai dạng:

hoạt động macma mặt (phun xuất) và hoạt động macma sâu (xâm nhập). Dạng thứ nhất gọi là hoạt động núi lửa - khối macma đi lên mặt đất và đáy đại dương dưới dạng dung nham và đá túp. Dạng thứ hai - vật chất macma nóng chảy chui luồn vào những chỗ xung yếu của vỏ trái đất, tinh thể hóa và tạo ra các đá lớp sâu.

Hoạt động núi lửa đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành vỏ trái đất, thủy quyển và khí quyển, cũng như trong sự xuất hiện sự sống trên Trái Đất. Đặc biệt, nó có giá trị to lớn đối với sự hình thành địa hình đáy đại dương. Những cung đảo, những chuỗi đảo núi lửa đại dương khổng lồ, nhiều dãy núi và đỉnh của các dãy núi giữa đại dương, những ngọn núi đơn dưới nước, đáy các đại dương - tất cả những dạng này được sinh ra là nhờ hoạt động núi lửa.

Các núi lửa được phân biệt theo một loạt dấu hiệu. Theo những dấu hiệu địa mạo, người ta phân chia thành núi lửa kiểu tập trungnúi lửa kiểu khe nứt. Kiểu thứ nhất thường gặp hơn. Đó là những núi hình chóp nón, bên trong chóp có lỗ hổng rất lớn - miệng núi lửa (crater). Theo vị trí phân bố núi lửa trên Trái Đất người ta chia ra núi lửa trên đất liềnnúi lửa dưới nước. Các núi lửa trên đất liền thường gặp dọc theo các đứt gãy sâu dọc miền bờ các lục địa, trên các cung đảo và các đảo đại dương. Các núi lửa dưới nước nằm ở đáy đại dương và ở các dãy núi giữa đại dương. Hoạt động của các núi lửa này kéo theo sự hình thành những sóng nước lớn lan từ tâm phun núi lửa ra mọi phía theo mặt nước đại dương. Không hiếm khi các chóp núi lửa dưới nước lớn dần với thời gian và trở thành những núi lửa trên đất hoặc tạo thành những đảo núi lửa (quần đảo Azo, Ha Oai, Kurin...).

Tùy thuộc vào hoạt động của mình, các núi lửa được phân chia thành núi lửa hoạt động, núi lửa ngừng hoạt động và núi lửa đã tắt. Núi lửa hoạt động là núi lửa trước đây nó đã từng phun trước sự chứng kiến của con người, hiện nay định kì nó vẫn phun và trong tương lai có thể nó sẽ còn phun. Núi lửa ngừng hoạt động là núi lửa diễn ra vào những thời kì lịch sử rất xa xưa, nhưng có thể nó sẽ tái diễn. Còn hoạt động của núi lửa đã tắt thuộc về thời kì tiền lịch sử và khả năng tái diễn bị loại trừ.

Núi lửa phân bố trên Trái Đất rất không đều. Phần lớn núi lửa tập trung gần bờ các biển và đại dương hay dọc các vòng cung đảo. Có thể phân chia ba đai núi lửa, tại đó tập trung phần lớn các núi lửa: đai Thái Bình Dương, đai Đại Tây Dương và đai Địa Trung Hải - Inđônêxia. Ba phần tư tất cả các núi lửa mạnh nhất phân bố ở đới chuyển tiếp từ các lục địa sang các đại dương. Đai Thái Bình Dương tập hợp hơn một nửa tất cả các núi lửa đang hoạt động, tức gần 370. Chủ yếu chúng tập trung ở Aliaska và quần đảo Aleut (38), ở Nhật Bản (38), trên quần đảo Kurin (32) và Kamchatka (28). Đai Địa Trung Hải - Inđônêxia trải dài theo hướng á vĩ tuyến từ Úc tới biển Địa Trung Hải. 104 trong số 129 núi lửa phân bố ở đoạn Đông Nam Á của đai, trên quần đảo Java (23), quần đảo Zonđơ (20), Sumatra (12)... Đai Đại Tây Dương tập trung gọn vào các đảo ở trung tâm Đại Tây Dương. Ở đây tính được hơn 75 núi lửa hoạt động, trong đó 40 % ở dưới nước.

Các chuyển động kiến tạo - đó là những chuyển động tự nhiên của vỏ trái đất. Những nơi nào mà các chuyển động này có tốc độ và biên độ tương đối lớn thì được gọi là các vùng động, hay các nếp lõm. Ngược lại, những vùng với biên độ và tốc độ chuyển động kiến tạo nhỏ thì được gọi là các

vùng ổn định, hay các nền.

Theo thời gian biểu hiện, người ta phân biệt các chuyển động kiến tạo hiện đại, chuyển động tân kiến tạo và chuyển động kiến tạo cổ. Các chuyển động kiến tạo hiện đại bao quát thời kì lịch sử (gần 6 nghìn năm), những chuyển động tân kiến tạo - là những chuyển động của thời kì Đệ tứ và Plioxen. Chuyển động cổ xảy ra vào những đại địa chất sớm hơn.

người ta thường chia các chuyển động kiến tạo thành chuyển động pháp tuyến chuyển động tiếp tuyến. Trong chuyển động pháp tuyến thường áp đảo là chuyển động thẳng đứng, hướng dọc theo bán kính trái đất, tức có biểu hiện nâng lên và hạ xuống. Do sự đa dạng của các chuyển động pháp tuyến, người ta phân chia chúng thành chuyển động dao động, chuyển động sóng và chuyển động khối (đứt đoạn).

Các chuyển động dao động là những chuyển động cấp một theo quan hệ với tất cả những dạng chuyển động kiến tạo khác. Đó là sự nâng lên hay hạ xuống chậm, đều đặn và liên tục của những vùng vỏ trái đất trên một diện tích đáng kể (hình 1.5). Các chuyển động sóng cũng diễn ra chậm và đều, nhưng làm cho vỏ trái đất nâng lên ở một số chỗ và hạ xuống ở những chỗ khác. Các chuyển động khối có đặc điểm không thường xuyên, nhưng chúng chuyển động tương đối nhanh, đột ngột.

Hình 1.5. Sơđồ các chuyển động pháp tuyến

Một phần của tài liệu Hải Dương Học (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)