Nội dung của chính sách ruộng đất 1 Chính sách quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Tình hình nông nghiệp hóa- đô thị hóa nông thôn Việt Nam (Trang 41 - 42)

4. Các chính sách hiện nay 1 Chính sách ruộng đất

4.1.2.Nội dung của chính sách ruộng đất 1 Chính sách quyền sử dụng đất

4.1.2.1 Chính sách quyền sử dụng đất

Nhà nước xác định và thiết lập hệ thống pháp lý để thực thi các quyền sở hữu tài sản về đất đai cũng như đối với các tài sản khác là tiền đề hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Khả năng tiếp cận tốt hơn tới các thị trường cũng như sự gia tăng dân số dẫn đến xu hướng làm tăng giá trị của đất đai. Vì thế có thể dẫn đến những xung đột liên quan đến sự tranh chấp về các quyền sở hữu tài sản đối với đất đai. Từ đó, Nhà nước phải điều chỉnh chính sách đất đai tạo thuận lợi cho việc xác định các quyền sở hữu tài sản đất đai.

Các quyền về đất đai là những quy ước xã hội được hỗ trợ bằng quyền lực của Nhà nước hoặc của cộng đồng cho phép các cá nhân hoặc nhóm người đòi hỏi được hưởng lợi ích hoặc dòng thu nhập mà Nhà nước đồng ý bảo vệ thông qua việc giao nhiệm vụ cho những người khác, những người có thể đáp ứng hoặc can thiệp bằng một cách nào đó tới dòng lợi ích này. Nhà nước đóng vai trò quan trọng thông qua việc xác định các quyền về sở hữu tài sản, cách thức để các quyền đó được thực thi và điều chỉnh khi các điều kiện kinh tế thay đổi. Hơn nữa, các quyền sở hữu tài sản

đối với đất đai không ở trạng thái tĩnh, mà phát triển để đáp ứng những thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội.

Ở Việt Nam, thực chất các quyền: sử dụng, thừa kế, chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp và cho thuê là những biểu hiện của quyền sở hữu ruộng đất về mặt kinh tế. Xác lập quyền sở hữu ruộng đất bao gồm xác lập quyền sở hữu pháp lý của Nhà nước và quyền sở hữu kinh tế cho những người sử dụng. Điều này chứng minh rằng, ở Việt Nam không tư nhân hóa đất đai, nhưng trao 5 quyền về đất đai cho người dân vừa phù hợp với quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản, vừa đảm bảo phát triển bình thường.

Như vậy, cho dù quyền sở hữu ruộng đất có hoàn toàn thuộc tư nhân thì tính pháp lý vẫn thuộc về Nhà nước. Bởi vì, chủ ruộng đất vẫn phải chuyển quyền sở hữu ruộng đất cho Nhà nước để sử dụng vào mục đích chung dưới hình thức mua bán hoặc cho thuê. Vì vậy, suy cho cùng đối với những chủ ruộng đất, những người sử dụng ruộng đất, quyền sở hữu kinh tế (hay còn gọi là quyền hưởng dụng) là quyền lợi của họ trong sử dụng ruộng đất. Quyền hưởng dụng được xác lập ở hầu hết các nước, mặc dù nó thể hiện ở những hình thức khác nhau, ví dụ quyền tư hữu về ruộng đất nhưng lưu ý rằng quyền tư hữu về đất cũng bị Nhà nước ràng buộc bởi các điều kiện khác, như là ràng buộc về mục đích sử dụng, quy hoạch chung… Đối với nước ta, trong tiến trình đổi mới, ruộng đất đã được trả lại quyền hưởng dụng cho hộ nông dân và các tổ chức sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tình hình nông nghiệp hóa- đô thị hóa nông thôn Việt Nam (Trang 41 - 42)