Thị trường nông sản

Một phần của tài liệu Tình hình nông nghiệp hóa- đô thị hóa nông thôn Việt Nam (Trang 34 - 39)

3. Tình hình phát triển ngành nông nghiệp 1 Cơ sở hạ tầng

3.4.Thị trường nông sản

Sau khoảng thời gian dài đối mặt với những khó khăn, thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giờ đây vẫn còn những băn khoăn, lo lắng bởi sự bấp bênh của thị trường thế giới. Song những thành công đã đạt được trong năm 2010 của nông sản Việt Nam là minh chứng cho sự nỗ lực và sức bật mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam nói chung. Nông sản Việt Nam năm 2010 đã tạo ra nhiều kỷ lục mới và để lại dấu ấn khó quên.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2010 đạt 9,95 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 24,22%. Có thể thấy năm 2010 là một năm thành công của xuất khẩu nông lâm thuỷ sản Việt Nam, mặc dù một số mặt hàng có giảm nhẹ về lượng xuất khẩu như cà phê, chè, hạt tiêu, nhưng giá trị

xuất khẩu vẫn tăng trưởng khá. Thị trường gạo năm 2010 đạt kỷ lục cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Lượng gạo xuất khẩu cả năm 2010 ước đạt 6,88 triệu tấn, với kim ngạch 3,23 tỉ USD, xuất khẩu tháng 12 đạt 500 ngàn tấn, thu về 245 triệu USD. Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng nhẹ, giá gạo bình quân đạt 468 USD/tấn tăng 5,02% so với năm 2009. Trong đó, giá xuất khẩu gạo 5% tấm ở mức là 511 USD/tấn, gạo 25% tấm là 491 USD/tấn (giá FOB). Mức giá này đã đưa giá gạo của Việt Nam xấp xỉ với giá gạo của Thái Lan. Về thị trường tiêu thụ, năm 2010, thị trường Inđônêxia tăng tiêu thụ gạo của Việt Nam đột biến, gấp 24 lần về khối lượng và 30 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2009 đưa thị trường này trở thành thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam. Theo ước tính của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo trong năm 2011 dự kiến đạt 6 triệu triệu tấn, đặc biệt thị trường lúa gạo năm 2011 tương đối thuận lợi hơn.

Trái ngược với xuất khẩu gạo, mưa kéo dài làm sản lượng cà phê thu hoạch sụt giảm kéo theo tình hình xuất khẩu cà phê cũng không mấy khả quan. Khối lượng

xuất khẩu năm 2010 đạt 1,1 triệu tấn và giá trị là 1,67 tỷ USD, giảm xấp xỉ 5% về lượng và 3,7% về giá trị so với năm ngoái. Năm 2010, có sự thay đổi lớn về vị trí của các thị trường tiêu thụ lớn, thị trường tiêu thụ đứng đầu của năm 2009 là Bỉ có sự sụt giảm mạnh chỉ bằng 1/3 năm ngoái, tụt xuống vị trí thứ 6. Hoa Kỳ và Đức là hai thị trường tiêu thụ hàng đầu có sự tăng trưởng khá, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2009. Cũng trong năm 2010, những thuận lợi về giá và nguồn cung là cơ hội cho xuất khẩu cà phê Việt Nam trong niên vụ mới. Theo dự báo, sản lượng cà phê niên vụ 2010-2011 có khả năng giảm khoảng 15% so với kế hoạch do thời tiết không thuận lợi. Dự kiến sản lượng cà phê chỉ đạt khoảng 1 triệu tấn. Tuy sản lượng có giảm nhưng giá cà phê đang ở mức cao sẽ giúp nông dân bù lại những thiếu hụt về sản lượng. Ước tính lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2011 sẽ đạt 1,15 triệu tấn, tương đương 1,74 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và 1,5% về kim ngạch so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Trong năm 2011, ngành cà phê sẽ tiếp tục nỗ lực để duy trì vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu cà phê nâng cao giá trị cà phê, tránh bị ép giá. Để giữ vị trí số 1, ngành cà phê Việt Nam đã đề ra kế hoạch trong năm 2011 tiếp tục nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của thế giới, đồng thời mở rộng thị trường mới để quảng bá rộng rãi thương hiệu cà phê Việt Nam.

Ngoài nỗ lực về cà phê, năm 2010 là năm thành công của ngành điều và tiêu. Hạt điều, xuất khẩu cả năm 2010 đạt 196 ngàn tấn, kim ngạch 1,14 tỷ USD, tăng 10,8% về lượng và 34,8% về giá trị so với cùng kỳ. Đây là năm đầu tiên xuất khẩu hạt điều đạt mốc 1 tỷ USD, đồng thời khẳng định vị trí dẫn đầu thế giới 4 năm liên

tiếp. Giá xuất khẩu bình quân đạt 5.737 USD/tấn tăng 21,5 % so với cùng kỳ năm 2009. Hạt điều của Việt Nam đang có mặt trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những thị trường tiêu thụ số lượng hạt điều lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung Quốc... Năm 2011, ngành điều đề ra mục tiêu, thông qua hoạt động xuất khẩu, hạt điều sẽ mang về cho đất nước khoảng 1,5 tỷ USD, tăng khoảng 32% về giá trị so với năm 2010 và dự kiến xuất khẩu điều sẽ vẫn giữ ngôi vị đứng đầu thế giới trong năm 2011. Hạt tiêu, theo thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, lượng tiêu xuất khẩu năm 2010 đạt 116 ngàn tấn, kim ngạch 419 triệu USD, so cùng kỳ năm trước lượng giảm 13,3% nhưng kim ngạch tăng tới 20,5% so với cùng kỳ năm 2009. Giá xuất khẩu bình quân đạt 3.529 USD/tấn, tăng 38,3% so với cùng kỳ. Hiện nay giá hồ tiêu thô đạt 90.000– 100.000 đồng/kg tăng gần gấp đôi so với đầu vụ. Ba thị trường tiêu thụ đứng đầu là Hoa Kỳ, Đức, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất… Năm 2010, mặt hàng hồ tiêu đã giành vị trí thứ nhất trên thị trường tiêu thế giới. Năm 2010 cũng là năm kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đạt mức cao nhất trong vòng 15 năm qua. Cũng theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự kiến năm 2011, sản lượng hồ tiêu dao động từ 100.000 - 110.000 tấn, ngành tiêu sẽ xuất khẩu trên 100.000 tấn.

Bên cạnh những mặt hàng có mức tăng trưởng kỷ lục trên. Trong năm 2010, nhiều mặt hàng nông sản khác của Việt Nam cũng được thế giới đánh giá cao, khẳng định vị thế của ngành nông sản với thế giới. Điển hình như gỗ và sản phẩm gỗ, trong năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ là 31,2%. Đây là mặt hàng có mức tăng khá trong nhiều năm qua của Việt Nam. Trong năm 2011, xuất khẩu nông sản được dự báo có nhiều thách thức. Nguyên nhân là do bước vào năm 2011, những biện pháp bảo hộ phi thuế quan dành cho nông nghiệp gần như được bãi bỏ hết, hầu hết hàng hóa đều được quản lý theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và không hạn chế định lượng. Để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, trong năm 2011, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ cho nông dân đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông sản để quảng bá trên thị trường thế giới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.

Những ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu nông sản trong năm 2010 có thể sẽ tiếp nối ở năm nay, trước tình hình thị trường thế giới thuận lợi với thủy sản, cao su.

Đối với mặt hàng thủy sản, bất chấp các vụ kiện bán phá giá, các rào cản phi thuế quan áp đặt với Việt Nam trong thời gian gần đây. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn nhìn nhận đây là nhóm hàng còn khả năng tăng trưởng tiếp trong năm nay. Cơ quan này dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2011 có thể đạt gần 5,5 tỷ USD, tăng khoảng 500 triệu USD so với năm 2010.Về mặt hàng cao su, có những điểm đáng chú ý. Đó là những phân tích khả quan về thị trường cao su trong năm nay. Việc giá cao su tăng gần gấp đôi trong năm 2010 đã thắp lên động lực cho việc mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp này ở nhiều nước trên thế giới. Ủy ban Cao su Ấn Độ dự đoán diện tích cao su của nước này có thể mở rộng 14 nghìn ha trong năm 2011, làm sản lượng tăng thêm 5,3% so với năm 2010, đạt 890 nghìn tấn. Sản lượng cao su của Trung Quốc cũng được dự báo tăng 6,6% và đạt 690 nghìn tấn trong năm 2011 do diện tích được mở rộng thêm 19 nghìn ha. Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, năm 2011 sản lượng cao su của Việt Nam có thể tăng khoảng 4%, đạt 780 nghìn tấn do diện tích được mở rộng thêm 5 nghìn ha. Các dự báo gần đây đều cho rằng, giá cao su đến quý 1/2011 dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao do nguồn cung tiếp tục thiếu hụt trong khi nhu cầu nguyên liệu cho các ngành sản xuất săm lốp ôtô, nệm… trong nước ngày càng cao. Từ nay đến giữa năm 2011, giá cao su xuất khẩu có thể sẽ dao động trong khoảng 5.000 USD/tấn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, khối lượng xuất khẩu cao su năm 2011 của Việt Nam có thể đạt hơn 760 nghìn tấn với giá trị đạt gần 3 tỷ USD (năm 2010 ước đạt 783 nghìn tấn và gần 2,38 tỷ USD).

3.5. Dịch vụ

Dịch vụ nông thôn đang ngày càng được quan tâm và chú trọng trong giai đoạn hiện nay. Các ngành dịch vụ có nhiều lợi thế, có thị trường tiêu thụ để tạo việc làm cho lao động nông thôn, tăng nhanh thu nhập và nâng cao đời sống dân cư nông thôn như:

• Dịch vụ thương mại

• Dịch vụ tài chính

• Dịch vụ kỹ thuật cây trồng, vật nuôi

• Dịch vụ nước

• Dịch vụ cơ khí nông thôn

• Dịch vụ thông tin liên lạc

• Dịch vụ tư vấn kinh doanh và tư vấn pháp luật

• Dịch vụ chuyển giao công nghệ và đào tạo

• Dịch vụ y tế

• Dịch vụ du lịch, văn hóa, giải trí.

Trong những năm qua, việc phát triển dịch vụ nông nghiệp đã được các cấp, các ngành quan tâm và các doanh nghiệp tích cực mở rộng đại lý phân phối trên nhiều địa phương trong cả nước. Chính điều này đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất chăn nuôi, trồng trọt có những bước tiến nhanh chóng. Kinh tế dịch vụ đang được tăng cường nhanh về tốc độ phát triển, tạo ra thành quả bước đầu về kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hệ thống dịch vụ ở khu vực nông thôn trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng khoảng 10%/năm. Tỷ trọng cơ cấu nông thôn từ 10,4% (năm 1990) lên 13,6% (1995) và trên 19% (năm 2010). Hệ thống hoạt động dịch vụ, nhất là hệ thống dịch vụ ở nông thôn phát triển rất mạnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nước ta. Do nhu cầu thực tế nhiều loại hình dịch vụ ở nông thôn phát triển rất mạnh như: mạng lưới dịch vụ thương mại, dịch vụ tài chính ở nông thôn. Các dịch vụ kỹ thuật, điện thoại, văn hóa, du lịch, giải trí ở nông thôn đã dần phát triển bước đầu.

Trong năm 2011, dự báo dịch vụ nông nghiệp sẽ tiếp tục có những bước tiến mới. Tham gia vào lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp trong thời điểm hiện tại chính là cơ hội lớn, nhưng để tận dụng cơ hội này người dân ở nông thôn cũng gặp phải không ít bất cập và khó khăn. Hệ thống dịch vụ nông thôn còn nhiều bất cập đối với sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Hoạt động dịch vụ ở nông thôn phần nhiều mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và chưa hoàn thiện. Cơ sở vật chất hoạt động dịch vụ vẫn còn nhiều mặt yếu kém. Thêm vào đó, quản lý nhà nước về mặt dịch vụ ở nông thôn còn xem nhẹ, buông lỏng, thiếu các văn bản pháp quy chỉ đạo.

Một phần của tài liệu Tình hình nông nghiệp hóa- đô thị hóa nông thôn Việt Nam (Trang 34 - 39)