3. Tình hình phát triển ngành nông nghiệp 1 Cơ sở hạ tầng
3.3. Tình hình lao động
Ngành chiếm lao động nhiều nhất hiện nay ở Việt Nam là ngành nông lâm ngư nghiệp với gần 23 triệu lao động (số liệu năm 2008). Nhưng theo thực tế hiện nay, tỉ lệ lao động có xu hướng giảm. Theo báo cáo “ Xu hướng việc làm Việt Nam 2011” cho thấy rằng sự chuyển đổi cơ cấu của thị trường lao động từ những việc làm trong ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp, đòi hỏi nhiều lao động sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Điêu đó cho thấy, ngành nông nghiệp vẫn còn mang tính chất mùa vụ, chưa tập trung hết năng lực vào sản xuất. còn thiếu các trang thiết bị hiện đại, khoa học kỹ thuật áp dụng còn manh mún,
chưa rộng rãi. Trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, tự do hóa thương mại và cải cách thị trường lao động đã tác động không nhỏ đến thu nhập của người dân ở vùng nông thôn. Những người dân vẫn còn tập quán là sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ, chưa thay đổi cách làm việc theo kinh nghiệm. Thêm vào đó, nước ta thường xuyên bị thiên tai, bão lụt vì thế đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt và năng suất, chất lượng của nông sản. Nhiều lao động ở nông thôn bỏ việc, họ di chuyển lên các thành phố, các trung tâm công nghiệp với hi vọng tìm kiếm được những việc làm có lương ổn định hơn.
Theo khảo sát cho thấy, ước tính tỷ lệ thất nghiệp lao động khu vực nông thôn là 7,86% (70.000 người), trong đó lao động nữ không có việc làm chiếm khoảng 60% (42.000 người). Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn khoảng 82% cho thấy tình trạng không có việc làm, thiếu việc làm và việc làm chưa ổn định ở khu vực nông thôn còn khá lớn, chưa kể nhiều lao động trong độ tuổi thanh niên hiện nay không làm việc chỉ sinh sống bằng nguồn bán đất, chuyển đổi đất ở những khu vực đang phát triển công nghiệp, đô thị. Nước ta cũng đang chú trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng, khu công nghiệp được mọc lên. Chính vì thế, nhu cầu lao động ở cho các khu công nghiệp rất cao. Mặt khác, lực lượng lao động nhàn rỗi ở nông thôn dư thừa rất nhiều, từ đó, sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra manh mẽ. Vì vậy,lực lượng lao đông cho nông nghiệp giảm mạnh.