Năng suất lao động nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tình hình nông nghiệp hóa- đô thị hóa nông thôn Việt Nam (Trang 25 - 28)

Năng suất lao động nông nghiệp ở Việt Nam còn thấp và tăng trưởng chậm. Năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế năm 2009 đạt khoảng 34,7 triệu đồng/người, vẫn chưa vượt qua được 2.000 USD/người, trong đó nhóm ngành nông, nghiệp- thuỷ sản chỉ đạt 12,4 triệu đồng/người... Năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam so với các nước chỉ chiếm 75% so với Trung Quốc, 25% so với Thái Lan và chỉ đạt 4% so với Malaysia.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), một lao động nông nghiệp của Đan Mạch mỗi năm tạo ra một giá trị gia tăng là 63.131 USD (bình quân trong những

năm 2000-2002), trong khi giá trị gia tăng trên một lao động nông nghiệp của Việt Nam là 256 USD, thấp hơn 247 lần. Nói chung, năng suất lao động nông nghiệp của nước ta thấp hơn tới hàng trăm lần các nước phát triển (con số tương ứng của Pháp là 59.243 USD, của Mỹ là 53.907 USD...).

Thua các nước có nền nông nghiệp hiện đại nhất thế giới là điều dễ hiểu, mặc dù mức chênh lệch là vô cùng lớn. Điều đáng nói là trong vòng hơn 10, năng suất lao động nông nghiệp của Đan Mạch tăng hơn 2 lần và Mỹ tăng gần 2 lần, còn Việt Nam chỉ tăng được 1/3. Nhưng điều đáng nói hơn là năng suất nông nghiệp của nước ta còn thua xa các nước có thu nhập thấp trên thế giới, thậm chí còn quá thấp so với Campuchia (422 USD) và chưa bằng một nửa so với nước Lào anh em (621 USD).

Năng suất lao động thấp là yếu tố cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhất là về chất lượng, là yếu tố tiềm ẩn làm mất cân đối kinh tế vĩ mô (lạm phát, nhập siêu, thâm hụt cán cân thanh toán, cạn kiệt tài nguyên môi trường…), là lực cản của nguồn thu nhập kinh tế quốc gia.

Nguyên nhân của vấn đề trên chính là 2 yếu tố chủ yếu: năng suất đất và hệ số đất – lao động.

Năng suất đất còn thấp và tăng chậm so với tiềm năng của Việt Nam và trình độ thế giới. Việt Nam có 9 triệu ha đất nông nghiệp giá trị sản lượng khoảng 9 tỷ USD/năm. Vậy bình quân năng suất đất là 1000USD. Trong khi đó, Đài Loan chỉ có 0.9 triệu ha đất nông nghiệp, nhưng giá trị sản lượng là 14 tỷ USD trên năm, cao gấp 15.5 lần Việt Nam.

Hệ số đất – lao động là cản trở trong việc tăng năng suất lao đ6ọng nông nghiệp suốt thời gian qua. Nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam dựa trên nền tảng quy mô sản xuất rất nhỏ, một lao động nông nghiệp có diện tích đất rất thấp, sản xuất còn rời rạc, manh mún và sử dụng kinh nghiêm là chính. Đại bộ phận các hộ gia đinh nghèo, hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ, với kiến thức và kỹ năng quản lý sản xuất thấp… đều nhận được lợi ích rất thấp.

ngày càng bị giảm sút. Ngoài ra, trình độ cơ giới hóa trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Chúng ta cần đẩy nhanh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hàng hóa, và cơ giới hóa nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác và làm đa dạng các ngành nghề ở nông thôn.

Để phát triển đất nước theo mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, một số chỉ tiêu phát triển VN phải đạt được đó là GDP/người phải > 3.000 USD, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP phải <15%, lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp phải lớn hơn 75%, đô thị hóa có tỷ lệ dân số đô thị >50%…. Với những chỉ tiêu phát triển trên của một nước công nghiệp, đòi hỏi VN phải có một chiến lược phát triển phù hợp.

Trong 11 năm tới chúng ta phải đạt được mức GDP/người gấp ba lần hiện nay, tốc độ tăng bình quân mỗi năm phải 9,6%. Đây là mức phấn đấu vô cùng khó khăn, do qui mô nền kinh tế và thu nhập đã cao nhiều so với thời kỳ trước (mốc thu nhập đầu người của năm 1990 chỉ là hơn 100 USD, hiện nay trên 1,000 USD), đạt được tốc độ tăng bình quân cao là rất khó so với khi qui mô nền kinh tế nhỏ. Mặc dù dân số đô thị của VN hiện chiếm khoảng 30%, nhưng dân số làm nông nghiệp của VN còn cao khoảng 70%, và lao động nông nghiệp trên 54%, trong khi đó GDP nông nghiệp chỉ khoảng 18%, điều này cho thấy năng suất lao động nông nghiệp rất thấp.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, Dự thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng đề ra nhiều mục tiêu về lao động và năng suất lao động, trong đó nổi bật là:

• Tạo công ăn việc làm để giảm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm;

• Giảm tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp (đến năm 2015 còn 35- 40%, đến năm 2020 còn 30%) trên cơ sở tăng tương ứng tỷ lệ lao động công nghiệp- xây dựng và dịch vụ;

• Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo (đến năm 2015 là 55%, đến năm 2020 là 70%);

• Tăng năng suất lao động (gấp rưỡi vào năm 2015), tăng tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của năng suất các nhân tố tổng hợp - gồm hiệu quả đầu tư và năng suất lao động (đến năm 2015 lên 31- 32%, đến năm 2020 lên 35%).

Ngoài ra, còn một số biện pháp để nâng cao năng suất lao động thông qua tăng năng suất đất như : nâng cao hệ số cây trồng, tải tạo giống, đẩy mạnh các sản phẩm có sức cạnh tranh, giá trị cao và có cầu lớn trên thị trường ( như rau quả, thủy sản, gỗ rừng...).

Bên cạnh đó, không ngừng áp dụng và mở rộng các mô hình đa dạng hóa sản xuất có hiệu quả như mô hình VAC ( Vườn-ao-chuồng ), RVAC ( Ruộng-vườn-ao- chuồng ), RRVAC ( Ruộng-rẫy-vườn-ao-chuồng ), VRR ( Vườn-rẫy-rừng ), RT rừng tôm, RC rừng cá..

Hơn nữa, việc nâng cao tỷ suất lao động nông nghiệp cũng liên quan tới việc đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch hệ thống công nghiệp sử dụng nhiều lao động từ các vùng trọng điểm về các vùng nông thôn và tăng đầu tư cho các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Tình hình nông nghiệp hóa- đô thị hóa nông thôn Việt Nam (Trang 25 - 28)