Các giải pháp để phát triển nông nghiệp hóa – đô thị hóa nông thôn

Một phần của tài liệu Tình hình nông nghiệp hóa- đô thị hóa nông thôn Việt Nam (Trang 54 - 55)

Giải pháp kinh tế

Tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ gia đình để họ phát triển kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân. Đây là yếu tốt cực kỳ quan trọng bởi thực tế cố nhiều các nhân, hộ gia đình hiện nay đang rất thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm kinh tế. Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo việc làm tại chỗ cho người lao động, phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến làm ăn.

Mở rộng và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm, thu hút lao động nhất là những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Có như vậy mới phù hợp với nguồn nhân lực hiện nay để từng bước rút dần lao động nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp.

Phát triển các làng nghề truyền thống, các ngành nghề thủ công nghiệp. Đây là mô hình nếu phát triển được thì sẽ giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, hơn nữa các ngành nghề này cố như cầu lao động lớn.

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Xuất khẩu lao động hiện nay đang là xu thế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đó là giải phát cho phép người lao động có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn và cải thiện thu nhập. Đây là một thị trường tiềm năng và đang khai thác có hiệu quả. Nhưng vấn đề trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, kỷ luật lao động…của lao động nói chung hay lao động nông thôn nói riêng là một trở ngại cho việc tuyển dụng lao động. Vì vậy, giải pháp xuất khẩu lao động là một giải pháp khả thi song để phát huy hiệu quả thật sự thì cần chú ý đến các vấn đề nêu trên…

Giáo dục-đào tạo nghề cho lao động

Lao động nông thôn rất cần được đào tạo, dạy nghề, họ cần có trình độ chuyên môn và cập nhật kiến thức để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong quá trình đô

thôn. Cần được thường xuyên bổ sung và cập nhật các kiến thức thực tế về nghề nghiệp và giáo dục pháp luật. Do vậy điều cần làm ngay lúc này là:

Mở rộng và phát triển các loại hình đào tạo dạy nghề cho người lao động nhằm tăng số lượng cũng như nâng cao chất lượng nguồn lao động vừa thiếu vừa kém cùng với tư tưởng tiểu nông. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề nghiệp cùng với đó là phát triển hệ thống dạy nghề chính quy, cần khuyến khích các cá nhân, tổ chức xã hội, doanh nghiệp cùng tham gia. Đào tạo lao động theo nhu cầu của thị trường lao động. Muốn vậy thì cần cố những tìm hiểu về những biến động của thị trường lao động, dự báo xu hướng vận động của cơ cấu lao động trong quá trình đô thị hóa để có cái nhìn thực tế.

Huy động các nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề bằng cách tăng cường ngân sách Nhà nước, đầu tư nâng cấp các trường dạy nghề. Huy động nguồn vốn nước ngoài thông qua các dự án đào tạo nghề.

Bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên môn thì cũng cần chú ý, quan tâm tới các kiến thức xã hội, giao tiếp cộng đồng, phát triển bản thân còn nhiều khiếm khuyết. Người lao động nói chung đặc biệt là tầng lớp thanh niên nói riêng, dạy nghề thôi chưa đủ mà cần đưa cả kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy giúp họ có được tác phong làm việc nghiêm túc, tuân thủ kỷ luật lao động và có tình thần tập thể khi làm việc dù ở bất cứ môi trường nào.

Giải pháp xã hội

Xuất phát từ sự phức tạp trong nguồn gốc dân cư, các cấp chính quyền cần tạo ra môi trường xã hội an toàn, ổn định lành mạnh trong dân cư để họ yên tâm sản xuất, đầu tư làm ăn. Đồng thời thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo, các chường trình cho vay vốn đối với người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Xây dựng và phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm, tư vấn việc làm, là cầu nối giữa các doanh nghiệp với người lao động. Các tổ chức đoàn thể ở địa phương định hướng nghề nghiệp cho người lao động. Tạo việc làm cho người lao động tăng thu nhập cải thiện cuộc sống.

Một phần của tài liệu Tình hình nông nghiệp hóa- đô thị hóa nông thôn Việt Nam (Trang 54 - 55)