Xây dựng các chỉ tiêu đánh gía hiệu công tác kế hoạch sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện (Trang 51 - 54)

Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy số

3.3Xây dựng các chỉ tiêu đánh gía hiệu công tác kế hoạch sản xuất

Công tác kế hoạch sản xuất nói chung và xây dựng kế hoạch sản xuất nói riêng là một quá trình . Để biết quá trình này được thực hiện thực hiện như thế nào thì phải có các chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá . Việc đánh giá hiệu quả của quá trình này có thể thực hiện qua các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất đề ra. Các chỉ tiêu này sẽ cho biết mức độ hoàn thành kế hoạch trên cả hai khía cạnh là hiện vật và giá trị sản lượng . Hiện tại Nhà máy đã có những tính toán các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện kế hoạch nhưng nhìn chung là các chỉ tiêu còn chưa thể hiện đầy đủ mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất.

Nội dung của giải pháp như sau:

* Đối với từng sản phẩm: Các chỉ tiêu là

- Mức chênh lệch số lượng = Q1i – Q0i

Trong đó Q0i, Q1i là số lượng sản phẩm i kế hoạch và thực hiện.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số lượng sản phẩm i đã thực hiện vượt kế hoạch hay còn thiếu so với kế hoạch bao nhiêu sản phẩm .

- % hoàn thành kế hoạch = ( Q1i / Q0i )*100

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết sản phẩm i đã thực hiện được bao nhiêu % kế hoạch đặt ra.

- Mức chênh lệch giá trị = ( Q1i – Q0i )*Gi

Trong đó G là giá thành sản xuất sản phẩm

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết phần giá trị sản lượng tăng thêm hay mất đi do sản phẩm i thực hiện vượt kế hoạch hay do không hoàn thành kế hoạch.

Ví dụ: rong năm 2007 kế hoạch sản xuất Kìm bưu chính là 2750 cái, số sản phẩm thực hiện là 2528 cái . Giá thành sản xuất của sản phẩm này là 174000đ/ cái .

Ta có kết quả tính toán như sau:

Mức chênh lệch số lượng = 2528 – 2750 = - 222 ( cái ) % hoàn thành kế hoạch = 2528/2750*100 =91.93 %

Mức chênh lệch giá trị = ( 2528 – 2750 )* 174000 = 38,628,000đ

Kết luận: trong năm 2007 sản phẩm Kìm bưu chính đã không hoàn thành kế hoạch sản xuất . Tỉ lệ hoàn thành kế haochj là 91.93%, số sản phẩm còn thiếu là 222 sản phẩm, việc sản phẩm kìm bưu chính không hoàn thành kế hoạch đã làm mất đi của Nhà máy 38,628,000đ.

* Đối với tất cả các sản phẩm

- % hoàn thành kế hoạch sản xuất = (∑( Q1i*Gi)/∑(Q0i*Gi))*100

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết trong kì Nhà máy thực hiện được bao nhiêu % kế hoạch sản xuất đặt ra.

- Mức chênh lệc giá trị = ∑(Q1i * Gi ) –∑( Q0i *Gi)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết phần giá trị sản lượng tăng thêm hay mất đi do thực hiện vượt kế hoạch hay không hoàn thành kế hoạch .

Ví dụ: Năm 2007 giá trị sản lượng kế hoạch của Nhà máy là 61,730,505,000đ, giá trị sản lượng kế hoạch thực hiện là 66,887,334,500đ

Ta tính được các chỉ tiêu như sau:

%hoàn thành kế hoạch = (66887334500/61730505000)*100 = 108.35% Mức chênh lệch tuyệt đối = 66887334500 – 61730505000 =5126829500đ Kết luận: Năm 2007 Nhà máy đã thự hiện vượt kế hoạch 8.35%, giá trị sản lượng tăng lên là 5,126,829,500đ.

Giả sử năm 2007 sản phẩm Kìm bưu chính thực hiện được kế hoạch đề ra thì Giá trị sản lượng thực hiện năm 2007 của Nhà máy là:

66887334500 + 38628000 = 66,925,962,000đ .

% Hoàn thành kế hoạch năm 2007 sẽ tăng lên là 108.42%.

Phạm vi ứng dụng của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu trên được tính toán để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm, tháng của Nhà máy, phân xưởng.

Các chỉ tiêu trên một mặt phản ánh kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất của Nhà máy mặt khác cũng đo lường được phần giá trị tăng thêm hay mất đi do việc thực hiện kế hoạch mang lại . Để đánh giá công tác xây dựng kế hoạch sản xuất thực hiện tốt hay chưa thì việc quan trọng là phải xác định nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch là do đâu, các nguyên nhân này có thể là do quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch không tốt, máy móc bị hỏng hóc, tinh thần làm việc của người lao động không cao, vật tư không cung cấp kịp thời, kế hoạch sản xuất xây dựng không phù hợp, … xác định đúng nguyên nhân một mặt sẽ đưa ra biện pháp xử lí thích hợp mặt khác cũng đánh giá được công tác xây dựng kế hoạch sản xuất thực hiện như thế nào, tốt hay không tốt.

Để thực hiện giải pháp này đòi hỏi các số liệu về kết quả sản xuất phải được cập nhật chính xác và đầy đủ . Các phân xưởng phải ghi chép đầy đủ kết quả sản xuất của phân xưởng mình và chuyển báo cáo cho Phòng Kế hoạch điều độ . Do Nhà máy sản xuất nhiều sản phẩm nên việc tính toán các chỉ tiêu phải thực hiện cẩn thận đảm báo tính chính xác .

Qua việc tính toán các chỉ tiêu trên sẽ cho thấy một cái nhìn toàn diện, tổng quát về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của Nhà máy . việc đo lường được mức độ ảnh hưởng của từng sản phẩm đối với kết quả chung của cả Nhà máy sẽ giúp ban lãnh đạo Nhà máy và Phòng Kế hoạch điều độ xác định được các sản phẩm nào không hoàn thành kế hoạch và chúng gây thiệt hại do chúng gây ra là bao nhiêu từ đó tìm ra nguyên nhân và hướng sự tập trung nguồn lự vào thực hiện các sản phẩm trọng yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra các chỉ tiêu này được tính toán cho các phân xưởng để làm căn cứ đán giá, xếp loại lao động và động viên khen thưởng lao động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện (Trang 51 - 54)