Đổi mới công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam docx (Trang 76 - 77)

- Ở Thái Lan, cơ quan có quyền lập pháp của Thái Lan là Quốc hội (gồm 2 Viện) Mỗi năm Quốc hội này thông qua khoảng từ 20 đến 30 luật Theo số liệu thống

3.2.5.Đổi mới công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

Việc thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dự thảo VBQPPL nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế. Theo quy định của Luật ban hành VBQPPL hiện hành, Bộ tư pháp có trách nhiệm thẩm định các dự án Luật, Pháp lệnh để Chính phủ xem xét trước khi quyết định trình Quốc hội, UBTVQH; thẩm định các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành. Hiện nay công tác thẩm định đang được thực hiện theo Quy chế thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL, ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quy chế này, việc thẩm định dự án, dự thảo bao gồm các nội dung sau: sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi của dự án, dự thảo; sự phù hợp của nội dung dự án, dự thảo với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật. Sự phù hợp của nội dung dự án, dự thảo với các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên; tính khả thi của dự án, dự thảo; việc tuân thủ thủ tục và trình tự soạn thảo; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định tất cả các dự án, dự thảo VBQPPL để trình Chính phủ xem xét, trong trường hợp các dự án, dự thảo này do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định. Với việc quy định một cơ quan có thẩm quyền định toàn diện về một dự án, dự thảo từ tính hợp Hiến, hợp pháp cho đến tính khả thi… và thẩm định tất cả mọi dự án, dự thảo thuộc mọi ngành, lĩnh vực như hiện nay là không hợp lý. Bên cạnh đó, việc quy định Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định những dự án, dự thảo do Bộ mình soạn thảo là cũng chưa hợp lý và khách quan. Ví dụ như: nếu một dự án luật do một cơ quan khác

soạn thảo thì chỉ có Bộ Tư pháp thẩm định, mà trên thực tế có thể chỉ có một cán bộ theo dõi sự án đó của một đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp thẩm định nhưng nếu một dự thảo Nghị định của Chính phủ do Bộ Tư pháp soạn thảo thì lại thành lập Hội đồng thẩm định có đầy đủ đại diện của các cơ quan hữu quan để thẩm định. Bên cạnh đó, cá biệt còn có trường hợp, một dự thảo VBQPPL do Bộ Tư pháp soạn thảo được giao cho một lãnh đạo Bộ này vừa làm trưởng ban soạn thảo đồng thời làm luôn Chủ tịch hội đồng thẩm định ngay chính văn bản đó. Từ bất cập trên, cần nghiên cứu để thay đổi lại cơ chế thẩm định hiện nay đối với các dự án, dự thảo VBQPPL, theo hướng: không quy định trách nhiệm thẩm định các dự án, dự thảo là trách nhiệm của riêng Bộ Tư pháp, mà nên coi đây là công việc chung của các cơ quan của Chính phủ. Do vậy, về vấn đề này cần thành lập một Hội đồng thẩm định liên bộ cho mỗi một dự án, dự thảo với thành phần cứng có thể gồm có Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, ngoài ra, nếu cần sẽ mời thêm các chuyên gia pháp luật, nhà khoa học hoạt động mang tính độc lập ngoài cơ quan nhà nước tham gia cùng vào quá trình thẩm định này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam docx (Trang 76 - 77)