- Ở Thái Lan, cơ quan có quyền lập pháp của Thái Lan là Quốc hội (gồm 2 Viện) Mỗi năm Quốc hội này thông qua khoảng từ 20 đến 30 luật Theo số liệu thống
3.2.4. Tăng cường vai trò của Chính phủ trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
hành văn bản quy phạm pháp luật
Trong hệ thống pháp luật của nhà nước pháp quyền các đạo luật do Quốc hội ban hành phải đóng vai trò chủ đạo, là hình thức chủ yếu của hệ thống pháp luật, các văn bản dưới luật, mà cụ thể ở đây là nghị định của Chính phủ về nguyên tắc chỉ được quy định chi tiết luật, chứ không được quy định thêm về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân là đối tượng điều chỉnh của các đạo luật. Ngay trong Nghị quyết của Đảng cũng xác định việc dần hạn chế việc ban hành pháp lệnh của UBTVQH mà thay vào đó là các đạo luật của Quốc hội. Tuy nhiên, chúng ta cần phải khẳng định rằng, việc điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội bằng các đạo luật do Quốc hội ban hành mới đang chỉ là mục tiêu mà chúng ta phấn đấu tới. Vì thế, việc Chính phủ phải cùng với Quốc hội “lập pháp” hoặc tự mình chủ động “lập pháp” để quản lý, điều hành xã hội là một điều tất yếu khách quan. Ở một đất nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì các mối quan hệ xã hội luôn có sự phát sinh, thay đổi nhanh chóng, do vậy, việc ban hành nghị định của Chính phủ trong thời gian tới càng cần phải được tăng cường hơn nữa cả về số lượng cũng như về chất lượng. Do vậy, cần tăng cường vai trò Chính phủ trong công tác xây dựng và ban hành pháp luật. Cụ thể, cần giao cho Chính phủ quyền được chủ động ban hành nghị định quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh mà không cần phải được sự đồng ý của UBTVQH như quy định hiện hành, nhằm tạo điều kiện để các quy phạm pháp luật nhanh chóng được ban hành, đáp kịp thời yêu cầu quản lý kinh tế, quản lý xã hội của nhà nước cho phù hợp với thực tế phát triển, đổi thay của đất nước. Bản chất của quy định Chính phủ phải được sự đồng ý của UBTVQH mới được ban hành loại nghị định này nên được nghiên cứu lại, bởi lẽ, UBTVQH cũng chỉ là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội thành lập để thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn do Quốc hội giao, trong đó có việc ra pháp lệnh. Như vậy, bản thân UBTVQH cũng không có thẩm quyền “lập pháp” (ra pháp lệnh) theo đúng nghĩa của nó mà thực chất cơ quan này cũng chỉ có quyền này thông qua sự uỷ quyền của Quốc hội. Trong khi đó, Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội. cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam,
cũng do Quốc hội thành lập thì việc Chính phủ có thể tiếp nhận trực tiếp, đầy đủ sự uỷ quyền lập pháp của Quốc hội là phù hợp. Chỉ có điều kiện khi thực hiện thẩm quyền này Chính phủ phải bảo đảm văn bản do mình ban hành không trái với các văn bản của các cơ quan cấp trên, đặc biệt là những nguyên tắc pháp lý đã được xác lập bởi Hiến Pháp và các đạo luật của Quốc hội.