- Ở Thái Lan, cơ quan có quyền lập pháp của Thái Lan là Quốc hội (gồm 2 Viện) Mỗi năm Quốc hội này thông qua khoảng từ 20 đến 30 luật Theo số liệu thống
1.4. NHẬN XÉT CHUNG
Như trên đã phân tích, mặc dù ở các nước có thể chế chính trị và trình độ phát triển khác nhau, nhưng đều có chung một số điểm cơ bản sau đây trong công tác xây dựng pháp luật:
Một là, các nước đều rất coi trọng công tác xây dựng và ban hành pháp luật để quản lý, điều hành các mặt đời sống kinh tế - xã hội. Đáng chú ý là, các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ hằng năm có tới hàng trăm đạo luật được ban hành, mặc dù hệ thống pháp luật của những nước này về cơ bản đã hoàn chỉnh và thích ứng với nền kinh tế thị trường được phát triển hàng trăm năm nay.
Hai là, phần lớn các đạo luật của một số nước vẫn mang nội dung khái quát, điển hình như ở Mỹ. Do vậy, bằng việc đưa ra các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các đạo luật, các Chính phủ trên thực tế sẽ quyết định xem cái gì trong một đạo luật được thi hành. Trong khi đó ở Việt Nam vấn đề này cũng diễn ra khá phổ biến nhưng luôn bị coi là không thể chấp nhận được mà đòi hỏi Luật của Quốc hội phải quy định chi tiết để áp dụng được ngay mà không cần hướng dẫn, hay quy định cụ thể của Chính phủ, và rằng Quốc hội đã chuyển "gánh nặng lập pháp" sang cho Chính phủ.
Ba là, Chính phủ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật của quốc gia, điều này không chỉ thể hiện rõ ở số lượng lớn các dự án luật do Chính phủ trực tiếp soạn thảo và trình Quốc hội thông qua, mà còn thể hiện ở những định hướng chính sách quốc gia mà Chính phủ đưa ra thông qua những sáng kiến lập pháp cho Quốc hội hoặc những vấn đề Chính phủ trực tiếp quyết định và đem thi hành. Từ đó cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quyền lập pháp và hành pháp thể hiện tập trung trong công tác lập pháp giữa Quốc hội và Chính phủ.
Cuối cùng, điểm nổi bật trong công tác xây dựng pháp luật ở các nước là được
thực hiện một cách rất tập trung. Hầu hết, Chính phủ các nước đều có một bộ máy chuyên trách trực tiếp giúp Chính phủ thực hiện công tác xây dựng pháp luật. Các cơ
quan này là cơ chế tập hợp và huy động trí tuệ các chuyên gia trên các lĩnh vực, hơn nữa nó giúp bảo đảm các dự án luật phản ánh kịp thời, chính xác các quan điểm chính sách của Chính phủ, do đó giảm thiểu tình trạng tranh chấp, xung đột thẩm quyền trong bộ máy hành pháp cũng như tính cục bộ ngay trong các dự án luật.
Những kinh nghiệm về công tác xây dựng pháp luật của các quốc gia kể trên không chỉ có ý nghĩa riêng cho việc phát huy vai trò của Chính phủ Việt Nam trong công tác này, mà còn cho cả các chủ thể khác, đặc biệt là, cho Quốc hội nhằm góp phần giúp cho Việt Nam sớm có được một hệ thống pháp luật tiên tiến, hoàn chỉnh.
Tóm lại, các nước đều thừa nhận và coi trọng hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ, đặc biệt là việc ban hành VBQPPL theo thẩm quyền để quản lý và điều hành của Chính phủ.
Chương 2