Lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam docx (Trang 54 - 55)

- Ở Thái Lan, cơ quan có quyền lập pháp của Thái Lan là Quốc hội (gồm 2 Viện) Mỗi năm Quốc hội này thông qua khoảng từ 20 đến 30 luật Theo số liệu thống

2.2.1.Lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ

THUỘC THẨM QUYỀN BAN HÀNH CỦA CHÍNH PHỦ

2.2.1. Lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ quyền ban hành của Chính phủ

VBQPPL của Chính phủ bao gồm các nghị định quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Quy định các biện pháp để thực hiện các chính sách và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quyết định, quản lý, điều hành của Chính phủ. Quy định nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Quy định những vấn đề cần thiết để

đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và xã hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh.

- Các VBQPPL này có các yêu cầu về cơ bản cũng giống với các yêu cầu của xây dựng Luật, Pháp lệnh.

Hiện nay chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ được tổ chức thực hiện như:

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập đề nghị xây dựng nghị định thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách gửi VPCP và Bộ Tư pháp để tổng hợp trình Chính phủ.

- Trên cơ sở đề nghị này VPCP chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp lập dự kiến chương trình xây dựng nghị định. Trong trường hợp cần thiết, VPCP chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp có sự tham gia của các Bộ, cơ quan có liên quan, cá nhân, tổ chức, nhà khoa học để lấy ý kiến về dự kiến chương trình xây dựng nghị định. VPCP có trách nhiệm đăng tải dự kiến chương trình trên trong thông tin điện tử của Chính phủ trong thời gian ít nhất 20 ngày để lấy ý kiến.

- Dự kiến chương trình xây dựng nghị định sẽ đưa ra phiên họp Chính phủ, trên cơ sở kết quả phiên họp Chính phủ, VPCP chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện nghị quyết của Chính phủ về Chương trình xây dựng nghị định trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

- Chương trình xây dựng nghị định có thể được điều chỉnh theo Quyết định tại Điều 19 Nghị định 24/NĐ-CP ngày 5/3/2009.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả xây dựng pháp luật của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam docx (Trang 54 - 55)