NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC TẠ DUY ANH
2.2.3. Giọng điệu tâm tình, chia sẻ
Tạ Duy Anh thường sử dụng biện pháp gia tăng các điểm nhìn trần thuật để không chỉ mở rộng trường nhìn mà còn làm phong phú các giọng điệu trần thuật. Ông luôn co ý thức lồng ghép,xen cài “truyện trong truyện” “con người ở trong con người”để làm nổi bật những vấn đề tư tưởng của tác phẩm. Với tư cách người kể chuyện tác giả như muốn bạn đọc cùng bàn luận, suy ngẫm những vấn đề về con người và cuộc sống hiện thực hôm nay đang đặt ra.
Trong đối thoại nội tại thẩm thấu các từng ngữ nghĩa, lời nói của nhân vật ở thì hiện tại hôm nay. Trong các tác phẩm của mình tác giả đã làm cho cái tôi của người trần thuật không những chỉ là nhân chứng của một thời đã qua mà còn là cái “tôi” chứng kiến một thời đại đang tới:lạ lẫm nhưng không thể không xem xét. Lời thoại luôn thể hiện một sự nến trải của người kể chuyện như muốn đúc kết một vấn đề của thời đại, của nhân sinh sau một thời gian tự nghiệm. Qủa thực người kể chuyện thông qua nhân vật đã đúc kết được một điều có thể nói là quan trọng nhất trong đời sống ngày nay, đó là: hãy biết bao dung,độ lượng hơn nới chính mình và đống loại vì có như thế ta mới sông thanh thản và hạnh phúc hơn. Tâm tình và chia sẻ là giọng điệu mà Tạ Duy Anh lựa chọn trong các tác phẩm của mình.
Bởi trong các tác phẩm của mình Tạ Duy Anh đã dùng ngôi kể thứ nhất đa giọng điệu của người trần thuật giọng chiêm nghiệm triết lí,giọng hài hước dí dỏm,giọng tâm tình chia sẻ...nhân vật chia sẻ cùng nhau những điều tưởng chừng như bình thường nhưng lại rất đáng quý trong cái xã hội xô bồ này
Tạ Duy Anh chia sẻ với những lo âu thường trực của nhà văn trước sự lệch pha giữa văn minh và văn hóa.Các nhân vật chia sẻ với nhau, nhưng điều mà trong cái xã hội bây giờ hiếm và quý trọng giữa con người:
“Anh không để ý mặt cô gái xúc động. Vâng, nếu thế thì chúc mừng chú.
Vì cái gì?- Lần này thì anh không chỉ chăm chú mà còn có ý chờ đợi câu trả lời của cô bè bán hàng rất hiểu thời cuộc này.
Vì hình như chú đang có một người bạn thật tuyệt vời. Nếu chú tin rằng cô ấy sẽ thích món quà này thì chú mua ngay đi. Cầu mong cho chú giữ được cô ấy.”[4, tr.110] Rồi người đàn ông chia sẻ câu chuyện tình yêu của mình cho cô bé nghe.
Trong cuộc sống luôn luôn cần sự sẽ chia của không chỉ những người thân thuộc mà còm đôi khi với những ngươi mình chưa từng gặp gở lần nào. Đó là liều thuốc tâm thấn vô cùng quý giá. Chính ngaytrong cuộc sống bề bộn những lo toan một tình yêu không vụ lợi của người đàn ông đứng tuổi chia sẻ tâm tình đã làm cho cô bé cảm động đánh rơi nước mắt. “Hãy nhận món quà của cháu cùng với giọt nước mắt mà chú không kịp thấy bởi vì nếu chú nhìn thấy chú sẽ biết nó là giọt nước mắt của một thiếu nữ. Vĩnh biệt Rômiô hóa thật”[4, tr.112] Dù ở thời đại nào cũng cần cò sự sẽ chia và cảm thông giữa con người với nhau. Chính điều ấy lại là sơi dây nối kết con người gần nhau hơn
Nếu như ngôn ngữ nhân vật được gia tăng mạnh tính khẩu ngữ thì ngôn ngữ người kể chuyện cũng vậ động theo hướng ngày càng được huieenj thực
hóa đời thường bằng cách kể thân mật. Chẳng cần khách sáo mà người kể chuyện cứ như thể độc giả đã là người bạn thân tình từ lâu.
Dấu ấn lối viết trữ tình, thơ mộng đan xen vào những dòng hiện thực khiến cho câu chyện bớt đau thương, nhàm chàn: “ Có thể chỉ lát nữa,tôi sẽ không còn trên mặt đất này. Chắc chắn sẽ đến lượt tôi. Chiến tranh là may rủi. Là cuộc chơi đỏ _đen tàn khốc: Phải được cả hoặc mất tất! Nhung hãy còn một lát nữa để tôi kịp chuẩn bị lần chót cho cuộc ra đi không bao giờ biết trước. Giờ này trăng vừa lên. Thật kì lạ khi tôi có cảm giác tất cả đều bình yên,tưởng như chiến tranh bị đẩy lùi mãi,chỉ còn như một dư âm. Và tôi chờ đợi. Em băng bó những vết thương, làm nguội mặt đất bởi vì em là phúc thần của những người lính trận như tôi...”[4, tr.18]
Tinh yêu là chủ đề không có gì mới lạ gì song đối với văn nghệ sĩ đã ngoại tứ tuần thì cũng khá đặc biệt. Tình yêu đươch Tạ Duy Anh miêu tả rất chân thật và trong sáng. Được nói ra khá công khai nhưng cũng khá rụt rè như chính cái tổi nmgur tuần của tác giả và cái hay chính là ở đó. Tạ Duy Anh đề cao những sự trong sáng của tình yêu không hề vụ lợi dung tục tầm thường. Như trong tác phẩm “ Chiếc giày pha lê” nó đã dùng tình yêu để thoát khỏi những hoàn cảnh bế tắc lạc loài mà loài người đang vướn phải.
Tạ Duy Anh cũng là một con người rất coi trọng gia đình, ông luôn tỏ ra rất côi trộng gia đình yêu thương vợ con mình. Bởi tình cảm thiêng liêng ấy đã dẫn dắt con người đi đúng hướng trong cuộc đời đầy rẫy ngã rẽ, và nó luôn phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội.