Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu nghệ thuật trong các tác phẩm của Tạ Duy Anh (Trang 42 - 45)

NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC TẠ DUY ANH

2.1.3.Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Nếu đối thoại là một cách miêu tả nhân vật trong sự đối mặt của nó với người khác thì độc thoại là khu vực ngôn ngữ nhạy cảm để nhân vật tự nói với chính mình. Độc thoại nội tâm trở thành thủ pháp nghệ thuật hiểu quả khi diễn tả quá trình tự ý thức của nhân vật, cho phép đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật.

Lời độc thoại thường gắn với nhân vật tự ý thức với những trạng thái tâm lý tư tương căng thẳng. Có thể thấy nhiều tác phẩm Tạ Duy Anh có điểm song trùng “tôi” nhân vật người kể chuyện và bong hình cái tôi tác giả.

Trong Bước qua lời nguyền, đan xen giữa câu chuyện được kể là dòng hồi ức chiêm nghiệm của nhân vật tôi về người cha của mình. Cái mảnh đất mà in dấu biết bao kỷ niệm của nhân vật “tôi” nhưng cũng mang lại những chấn thương về tinh thần cho nhân vật “ Mảnh đất chết tiệt! Tôi muốn gào thật to vào bầu trời thắm sâu,tôi muốn gào đến tận âm ti địa ngục cho quỷ thần nghe thấy”[4, tr.45]

Lời độc thoại nội tâm của nhân vật là thể hiện những luồng tư tưởng, tình cảm trái chiều phức tạp. Chân dung hiện lên qua những lời độc thoại của nhân vật bởi đây là khu vực nhạy cảm nhất và thoải mái nhất để nhân vật nói lên những suy tư riêng kín của mình.

Đó là nhưng tiếng nói bề sâu tâm hồn của nhân vật do vậy việc tổ chức những tiếng nói khác nhau trong tác phẩm là để nhân vật chìm sâu trong thế giới riêng của mình. Chính nhân vật củng chấp nhận những suy nghĩ sâu kín trong tâm hồn họ, những câu hỏi đặt ra nhưng thường không có câu trả lời

“ Nhưng rốt cuộc suốt đêm qua tôi đã nghĩ về nàng nhiều hơn cả năm trời chúng tôi quen nhau. Nàng đi đâu, với ai? Ở cái nơi nào đó không có tôi, họ đã làm gì? Họ đã làm gì khi biến tôi thành kẻ ngoài lề?”[4, tr.79].

Con người với bao toan tính đời thường vụn vặt buộc họ phải luôn tính toán từng đồng cắc một để có thể sống và duy trì cuộc sống của mình. Đôi khi họ thành ra lẩm bẩm. Trong tác phẩm Gã lẩm bẩm nhân vật là một người như thế 30 tuổi gã mới vào đại học, 34 tuổi gã ra trường với tấm bằng loại giỏi rồi như bao người khác gã đi làm. Mặc dù chưa được nhận tháng lương đầu tiên nhưng dã đã nhẩm tính những thứ cần phải mua khi tính ra thành tiền.

“ Hai trăm năm mươi ngàn quy ra phở, loại trung bình, được sáu mươi bát rưỡi, nếu ăn cơm bụi được năm mươi bữa; được chẵn một trăm cóc bia hơi

Hà Nội đấu ba mươi phần trăm Việt Hà và ghi là Hà Nội xịn”[4, tr.12] hay đôi khi gã lại nhẫm tính:

“ Được một cái quạt M.D; được một trăm năm mươi cái cặp Clipsal kẹp tài liệu; được hai trăm năm mươi cuộn giấy vệ sinh loại bình dân…”

[4, tr.129]

Ẩn dưới những hình thức sổ tay hay nhật ký…lời độc thoại nội tâm của chị Túc là nơi giãi tỏa một thế giới tinh thần phức tạp đầy u uất của chị. Đó là những tâm hồn khuyết tật chấn thương đầy bi kịch. Đó là những tâm sự của chị khi chị đi tìm anh Kiều trong vô vọng chỉ một niềm tin là anh còn sống

“Nhật ký chị Túc Ngày…

Tất cả mười tám trại thương binh nặng mình đã đến đều không có anh. Những thương binh ở đủ mười tám trại, khi trả lời mình họ đều nói một câu gần giống nhau: “Có thể anh ấy đã chết”. Tại sao họ lại nói như vậy về đồng đội? À, có lẽ họ nói về chính họ. Họ tự cho họ cái quyền thay mặt đồng đội thử thách mình”[4, tr.33]. Chị cứ tin rằng anh vẫn còn sống anh đang thử thách lòng thủy chung của chị bằng cách anh để chị đi tìm anh. Chị đã tìm anh lang thang trong nỗi vô vọng với một niềm tin cay đắng.

Trong cuốn nhật ký này còn xuât hiện một nhân vật cũng mang những vết thương tinh thần không thể hành gắn được giữa hai con người này đã gặp gỡ nhau, họ lặng lẽ bên nhau cùng ngắm trời chiều

“Bất chợt anh ngước lên nhìn mình. Trời ơi, mình làm sao đủ sức chịu đựng cặp mắt buồn mênh mông, như từ đó ùa ra từng mảng tối sẫm trong khu vườn đầy ánh trăng của anh”[4, tr.33].

Tạ Duy Anh tập trung vào miêu tả tính cách nhân vật theo một cách rât khác. Ông đặc biệt chú trọng tổ chức ngôn ngữ đối thoại nội tâm. Miêu tả nhân vật trong dòng độc thoại nội tâm còn lý giải biết bao suy tư thầm kín của thế giới nội tâm nhân vật.

2.2. Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu nghệ thuật trong các tác phẩm của Tạ Duy Anh (Trang 42 - 45)