Nhân vật văn học là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất giúp nhà văn khái quát các tính cách xã hội và mảnh đời sống gắn liền với nó tài năng của nhà văn là gắn cái điểm nhìn của nhân vật vào trong tác phẩm với những sáng tạo. Thế giới nhân vật trong sáng tác của ông có một ý nghĩa đặc biệt. Chính ở đây Tạ Duy Anh đã cho thấy một khả năng của nhân vật đặc biệt. Qua thế giới nhân vật rõ hơn những kiến giải của nhà văn về con người (con người là ai? Vì sao nó đau khổ? vì sao nó tha hóa?) cũng như ghi nhận nỗ lụa thể nghiệm cách viết để đem đến cho bạn đọc một kinh nghiệm thẩm mỹ mới của nhà văn.
Điểm nhìn của nhân vật đóng một vai trò quan trọng trong tác phẩm Tạ Duy Anh mang những đặc trưng riêng. Gắn với quan niệm về hiện thực và con người điểm nhìn nhân vật cũng là phương tiện biểu hiện bà soi chiếu trung thực thế giới tinh thần của nó. Trong thế giới của nhân vật chúng đối thoại với nhau. Điểm nhìn và ngôi kể liên tục dich chuyển, thay đổi. Các nhân vật chình đều có khả năng thay thế chỗ nhà văn trong việc kể chuyện. Mỗi cá nhân như một “nguyên tử” được dặt vô số các giao điểm. Nó tự kể chuyện mình kể về cái nhìn của mình với người khác. Trong tác phẩm “Xưa kia chị đẹp nhất làng” ta nhận thấy ở đây có thể thay thế bằng rất nhiều
điểm nhìn và cách điểm nhìn khác nhau. Có khi là điểm nhìn của một người trần thuật đầy tính triết lí, có khi là điểm nhìn của người mẹ trẻ, có lúc là điểm nhìn của đứa bé nhưng cũng có khi điểm nhìn lại được đặt trong chình nhân vật cgh Túc...Tạ Duy Anh đã tạo cho người đọc một cảm giác đầy đủ khi theo dõi diễn biến một câu chuyện bằng các điểm nhìn khác nhau ở cả bên trong và bên ngoài.
Từ điểm nhìn của nhân vật con người luôn bị ám ảnh bởi nỗi cô đơn và hoài nghi trước cuộc sống. Con người cảm thấy lạc loài, họ sống khép kín, mất khả năng giao tiếp, không thể hòa hợp với thế giới xung quang. Họ khủng hoảng niềm tin và đức tin về cả tương lai và thế giới...Cô đơn là kết quả của sự hoài nghi trước cuộc sống. Con người cô đơn trong bức tường thành cá nhân mà họ chứ ai khác dựng lên. Nhà văn không dặt nhân vật ủa mình trong mối quan hệ với cộng đồng và có cùng nhận thức về cuộc sống mà ngược lại,con người luôn mâu thuẩn, xung đột gay gắt với xã hội và chính sự cô lập giữa mọi người đã dẫn đến kết thúc bi thảm của nhân vật trong cuộc chiến sống còn. Giữa hiện thực xã hội còn bề bộn lo toan và hoài nghi ấy, con người với một niềm hi vọng nhỏ bé của mình vẫn miệt mài trên hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Khát vọng và tham vọng luôn thúc đẩy con người hoàn thiện, dựa trên cái siêu tôi. Trạng thái nhân vật vì thế mà vô cùng phức tạp, biến chuyển không ngừng. Mỗi con người, mỗi số phận, mỗi lớp nhân vật đều biểu trưng rõ nét cho tính cách hai mặt trong chiều sâu tâm khảm.
Nếu đối thoại là một cách để nhân vật tự bộc lộ tính cách thì nhân vật trong sự đối mặt của nó với người khác thì độc thoại là khu vực ngôn ngữ nhại cảm đẻ nhân vật tự nói lên chính mình. Đối thoại trở thành thủ pháp nghệ thuật hiệu quả khi diễn tả quá trình tự ý thức của nhân vật,cho phép đi sâu vào thế giới nội tam đầy bí ẩn của nhân vật.
“ Tôi đến ngồi bên chiếc tràng kỷ nhãn bóng, dối diện với bố tôi: Mười năm anh đi những đâu?
Anh thấy nó rộng hay hẹp ...
Chưa vượt biên chứ?
Tôi vẫn im lặng, bắt gặp cái nhìn chia sẻ tù sau cánh cửa của em gái tôi. Tiếng bố tôi vản đều đều:
Mười năm anh học được cái gì mang về?
Có học được nhiều thứ. Nhưng thứ quý nhất mà cuộc đời con là biết tự định đoạt lấy mình.
Nghe nam nhi đấy. Giỏi!”[4, tr.42]
Qua cách đối thoại trên ta thấy ông bố dùng những lời lẻ sắc lạnh để nói với con trai mình sau mươi năm xa cách. Có thể thấy tính cách của ông rất cứng rắn không nói là độc đoán.
Điểm nhìn nhân vật còn là lời độc thoại thường gắn với kiểu nhân vật tự ý thức, với những trạng thái tâm lý tử tưởng căng thẳng. Có thể thấy nhiều tác phẩm Tạ Duy Anh có điểm song trùng giữa “tôi”_nhân vật_người kể chuyện và hình bóng cái tôi tác giả. Sự chuyển hóa, hòa nhập này khiến mạch tự sự như những lời tự bạch của nhân vật.
Lời độc thoại nội tâm của Khổ thể hiện những luồng tư tưởng, tình cảm trái chiều rất tạp trong cùng một con người. Chân dung nhân vật hiện lên qua gương mặt khắc khoải day dứt, căng thẳng suy nghĩ. Lão luôn suy nghĩ làm sao cho cuộc sống đỡ khổ “Lại những đem Lão Khổ thức trắng. Lão đã từng chăn vịt thuê với nhà chánh tổng những năm trước cách mạng. Một mình một thuyền, lão làm chủ cả mấy cánh soi trên soi dưới. Chánh tổng bỏ tiền mua vịt còn bỏ sức và tài nghệ sông nước. Đã chăn chia phải chăn hàng ngàn con mới bỏ”[4, tr.282].Trong dòng độc thoại của lão có thể nghe thấy giọng của thời đại, nghĩa là quan điểm thống trị của thời đại lịch sử mà lão đang sống.
“Này, tôi muốn biết cái “ tập thể” ấy là những ai? Lão Khổ u uất quá nổi xung.
- Có những vấn đề bác chỉ nên biết mình cần phảir chấp hành,thế là đủ và cháu mong bác làm gương cho người khác. Chả gì...”[4, tr.279]
Một điều dễ nhận thấy trong cách xây dựng nhân vật của Tạ Duy Anh là nhà văn ít chú ý đến việc miêu tả ngoại hình nhân vật. Ông củng không tập trung vào tính cách nhân vật. Ông đặc biệt chú trọng tổ chức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật. Miêu tả nhân vật khi đang đối thoại, để nhân vật tự nói về mình qua độc thoại là một sở trường nhà văn
“Tại sao lão ác thế?
- Tôi van cậu Tư.Thì nhà ông đã đòi đủ ở tôi rồi mà! - Chưa được bao nhiêu. Hôm nay lão phải trả nốt.
- Tôi tiến lên,gí thanh nứa vạt đầu vào cổ lão Hứa.Lão địa chủ xưa kia vội đưa tay túm ngang chiêc que.
- Kìa cậu Tư tôi cắn rơm cắn cỏ lạy cậu. Cậu thử hỏi ông nhà xem, có phải co lúc tôi đã tử tế với ông nhà không?
- Còn ông ta và chú ta, lão tử tế thế này à?
- Cậu Tư ơi! Lão Hứa cuống quýt đẩy thanh nứa đang bị tôi ấn mạnh thêm- Cậu cứ lớn lên đi cậu sẽ hiểu tôi chả là cái gì trước số phận,trước thời thế. Tôi có trực tiếp đánh ông cậu đâu. Tôi có trực tiếp chôn sồng chú cậu đâu. Cuộc đời củ nó ắt phải thế”.Qua một cuộc đối thoại của nhân vật nhưng người đọc củng cảm nhận được chế độ của một thời các mối quan hệ trong một làng. Các quan hệ mới và củ như đối đầu lẫn nhau không bên nào chịu nhường bên nào có lẻ con người sống trong mổi thời điểm lịch sử có mổi cách nhìn khác nhau về lối sống củng như cách cư xử vơi nhau sẽ khác.
Qua cách kể của nhân vật tôi hình ảnh người cha xuât hiện rất nhiều trong các truyện ngắn của Tạ Duy Anh và bao giờ nhân vật “tôi” cũng luôn tỏ ra sợ sệt, cam chịu và phản kháng trước những thái độ và hành động của người cha và tất cả những gì có liên quan đến ông hiện diện như một ký ức ẩm ướt,đầy ám ảnh: Trong Ngôi nhà của cha tôi“Nó giống như một cái lô cốt hay cái gì đó hao hao,chẳng hạn ngôi nhà hầm. Nó có vẻ thô kệch,lì lợm của khu phạm nhân lại vừa gợi nét uy nghiêm của pháo đài. Những lỗ nhỏ đen xì trải ra ở khắp nơi luôn luôn ẩm tối suốt thời thời thơ bé”[4, tr.202] hay
với Luân hồi “Không phải vô cớ mà hễ thấy tôi, cha tôi thường nghiếng răng trèo trẹo bởi ông phải nhớ những hình ảnh thê thảm mà ông không sao xóa đi được. Chính ông đã cho tôi một ký ức ẩm ướt”[4, tr. 210]
Từ điểm nhìn của nhân vật con người nhưng được mở rộng ra phạm vi xã hội cho ta thấy trong cuộc sống hiện đại con người dường như chỉ đi làm lại những việc vô nghĩa khiến nó như một cái vòng lẩn quẩn không có lối ra và chính con người cứ vô thức làm việc đó mà không biết mình đang làm gì và cò ích gì không. Trong tác phẩm Phở gia truyền thì cũng chẳng có gì đặc biệt nhưng những con người thành thị cứ đổ xô đi chen chúc nhau để ăn được một bát phở trong một ngày: “Ông bê bát phở ra tìm chỗ nhưng mọi dãy bàn cống chạy dọc vỉa hè, nơi cũng có vài người không chiếm được chỗ ngồi như ông đã húp xì sụp, nước mắt mũi chảy ròng ròng. Họ chẳng để ý đến điều gì khác ngoài khoái cảm tạo ra từ cách ăn ngốn ngấu.
Trong cuộc sống hiện tại Tạ Duy Anh còn miêu tả một kiểu người mới mẽ. Đó là sự thờ ơ của con người chỉ mải miết chạy thao cuộc sống đã càng làm cho họ bị mắc những căn bệnh lạ như bệnh “mất vị giác lâu ngày”. Đó là sự trơ lì về mặt xúc cảm, đó là sự bàng quan trước cuộc sồng. Đó là cái mặt lạnh gắn quá lâu mà không thể gỡ ra được bởi: “Ông thật là người có lương tâm nhưng thôi đẻ cái lương tâm ấy sau này đi gặp phật còn bây giờ ông chỉ có cách duy nhất là đeo cái mặt lạ son phấn ấy và cố quên đi nó là mặt giả. Mà theo tôi, hình như nó có khó chịu lắm đâu”. Và cuộc sống vẫn diễn ra : “Ngày mai, không ngay bây giờ tôi sẽ lại phải nghiêm trang trong vai diễn của mình là người khác như một nghiệt án”
Bên ngoài thời gian một con người khác họ sống tích cực. Họ biêt sống và luôn nhìn thấy nhưng mặt lạc quan của cuộc sồng này.Nhân vật có cuộc sống tĩnh lại, yên bình, sồng được như vậy con người sẽ thanh thản hơn mà không phải đau khổ. Một bà cụ đã ngoài tam mươi tuổi mà vẫn khỏe mạng , thanh thoát bởi với cụ giờ đây những bon chen cuộc đời đã không còn nghĩa lí gì nữa. Với cụ bây giờ thời gian không còn là vấn đề bởi cuh luôn có “linh
hồn cụ ông” ở bên. Đọc câu chuyện ta cảm tượng như là một câu chuyện kỳ ảo: “ Có lần nói anh đừng cười, ông ấy đến tận chổ con trai cả của ông ấy, khi tôi đang bế cháu cho nó, vào tận chổ tôi năm bảo : Bà định dứt tình với tôi thạt đây à?”.Ở đó hai con người của hai thế giới gặp nhau chia sẻ với nhau và có lẻ dó là niềm an ủi duy nhất để bà cụ sống vui vẻ tuổi già. Cụ là một con người lúc nào cũng đầy lạc quan mà ta luôn nhìn thấy sự hạnh phucstrong mắt và trong từng hành đọng của cụ. Nó ngược lại hoàn toàn với xu thế hiện nay xã hội đua nhau đi tìm những hạnh phúc lớn lao mà họ không biết rằng hạnh phúc có ngay ở những điều nhỏ nhặt nhất. Với quan niệm vô cùng đơn giản: “Nói thì các anh,các chị bảo chúng tôi cổ hủ chứ bây giờ muốn bỏ nhau người ta đêm nạo bénh cái thai trong bụng đi thí tân tiến để lam gi [4, tr.376]. Chính câu nói này đã khái quát được bao hệ lụy của cuộc sống hiện đại, từ con người mà ta vẫn cho là còn lại của quá khứ, lạc hậu ta đã nhận thấy rõ hơn những mặt trái của cuộc sống hiện đai. Và chợt nhân ra: “giữa họ và tôi, ai la người thực sự đang có cuộc sống theo đúng nghĩa linh thiêng của nó”
Điểm nhìn rơi vào nhân vật kẻ thù của dòng họ mình và có lúc anh ta dặt điểm nhìn vào một con trâu già hay vợ chồng đôi chim chào bẻo…Đây là điểm nhìn đặc biệt bởi Tạ Duy Anh đặt cái nhìn vào cả loài vật làm cho câu chuyện trở nên lí thú hơn cả chứng minh cho những câu chuyện mình kể là đúng với thực tế của nó trong thời kì ấy. Ta thấy những đoạn văn miêu tả rât ngây ngô “Hôm ấy đám trẻ chăn trâu chúng tôi mải quần nhau với đôi vợ chồng chèo bẻo mất con. Từ ngọn cây gạo, vợ chồng chèo bẻo thi nhau chửi chúng tôi. Ý chừng nó bảo: Lũ sát nhân kia! Chúng mày giấu con bà ở đâu. Che.p he.p che.p he.p m…bà thì mòc mắt chúng mày ra” [4, tr.54].
Hay cả lúc hai con vật tranh đấu với nhau Tạ Duy Anh đặt điểm nhìn vào bên trong hai nhân vật này “ Cu Nhỡ ghếch cổ lên chào. Sừng Măng gập đầu đáp lễ. Cu Nhỡ hỏi: ông nghĩ kỷ chưa?. Sừng Măng đáp: thằng oắt con lêu lổng xem mày được mấy hơi”
Từ điểm nhìn nhân vật này người đọc được nhìn từ bên trong tâm lý nhân vật hơn góp phần làm tác phẩm trở nên hay và thú vị.