NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC TẠ DUY ANH
2.2.1. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý
Đọc tác phẩm của Tạ Duy Anh và đặc biệt là truyện ngắn, người đọc như bước vào một thế giới hỗn mang mang những cuộc đời bất hạnh,tai ương, phi lý những khát vọng bị vùi dập...Thế nhưng vẫn ẩn chứa đằng sau đó là những triết lý,thông điệp đầy nhân văn, vẫn sáng lên niềm tin và bản tính tốt đẹp của con người. Nhà văn vẫn miệt mài chứng minh,khẳng định sức sống lâu bền của những giá trị của Chân - Thiện- Mỹ. Tạ Duy Anh không ngần ngại phơi bày cái xấu xa của xã hội. Nếu một mặt, ám ảnh trong các tác phẩm của ông là những đep đẳng mặc cảm về quá khứ thì mặt khác, ông viết lên những ham muốn bản năng, lối sống thực dụng, đồng tiền đã làm vấy bẩn con người, con người bị tha hóa. Dưới ngòi bút của Tạ Duy Anh , các nhân vật đều bị đặt trong sự vật lộn, giằng xé, đấu tranh quyết liệt với cái ác, cái xấu, cái thấp hèn...Nha văn đã giao cho nhân vật cái quyền tự lên án và tự biện hộ, tự buộc tội và tự giải thoát, vừa là bị cáo vừa là tòa án xử tội trước tòa án lương tâm. Đấy là cách can dự tích cực của một nhà văn vào cuộc sống đương đại.
Xét từ gốc độ cấu trúc giọng triết lý thường thể hiện qua tính chất khẳng định( phủ định) để nhấn mệnh những vấn đề mà nhà văn cần thông điệp triết luận với người đọc, ý kiến được đưa ra thở thành chân lí. Nhiều triết lí bắt nguồn từ những cách nghĩ riêng có phần phi chính thống. Những lời bàn luận như thế thường khiến “chuyện’ trở nên mới mẽ,bất ngờ. Người đọc hoặc gật gù hoặc cau mày nghi ngại song đều phải ngẫm nghĩ. Tính “vấn đề” của tác phẩm, chiều sâu của “chuyện” được nâng cao.
Sau năm 1986 ngày càng xuất hiện nhiều truyện ngắn đề cập sâu sắc những vấn đề triết lý nhân sinh về than phận con người. Số phận cá nhân cá thể trở thành vấn đề nổi bật trong nhiều tác phẩm. Con người ngày càn cảm nhận sâu sắc chính mình. Quan tâm đến đời tư, nhiều tác phẩm chạm tới những vấn đề cấp thiết của cuộc song con người thời hiện đại. Xã hội Việt
Nam sau chiến tranh hiện ra với tất cả những mặt phức tạp của nó. Con người cá thể trở thành quan niệm chung của văn học đương đại. Đặc biệt cuôi thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, con người ngày càng ý thức về bản ngã và khát khao tìm kiếm bản ngã. Những tiếng vọng về bản thể âm vang trong văn học đương đại.
Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết được ra tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật.
Giọng điệu là một phạm trù thẫm mĩ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi người trần thuật, kể chuyện phải có giọng điệu có khẩu khí. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với giọng “trời phú” của mỗi tác giả, nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở giọng điệu cơ bản chủ đạo, đơn điệu [5, tr.134].
Trong tác phẩm của mình Tạ Duy Anh tự tách minh ra khỏi nhân vật để nhân vật tự bộc lộ bằng giọng điệu của chính mình. Với giọng chiêm nghiệm nhưng vấn đề nhân sinh, thế sự như ý nghĩa cuộc đời, sự lựa chọn cách sống, vấn đề lương tâm, đạo đức...được trao đổi nhiều, mổi nhân vật được quan niệm như một lập trường chủ thể độc lập. Mỗi phát ngôn của họ đều được tự do không hề bị hạn chế bởi chủ thể sáng tạo.Các nhân vât trong truyện hầu hết là những con ngươi chiêm nghiệm,am hiểu kẻ đời. Tât nhiên điều này họ chỉ nhận ra khi bản thân đã ngấm đầy thương tích va đổ vỡ. Cái nhìn của họ về cuộc đời, về danh vọng, về tư do,về công lý...hoà trong giọng triết lý nhẹ nhàng mà cay đắng thế sự. “Đời đáng ngán thật”,câu than ngắn mà như một tiếng thở dài. “Kiếp người thật phù du bèo bọt”.Danh vọng “ là thứ đôi khi hão huyền, khốn nạn,hiển nhiên nhất ở sự phù phiếm”. Quyền lực vá sự thù hận chỉ là những “điều vớ vẫn”. Tự do, công lý và tình yêu trong thời hiện
đại vẫn là một thứ hàng “xa xỉ” khiến nghĩ về nó, người ta không tránh được sự nhiễu nhại mĩa mai. Cái cay đắng cua lão Bân “Những gí tôi đánh đổi cả đời mới có,đầy nguy cơ trở thành vô nghĩa”, tình yêu của”tôi” vế sự tôn thờ, cứu vớt và hoàn toàn không thực,không đem lại sự sống.
Nhưng Tạ Duy Anh là nhà văn muốn bảo vệ cái đẹp, cái thiện và giữ vững niềm tin cho con người nên không sa vào chất giọng cay đắng hay cười cợt mĩa mai. Đôi khi nhà văn cười những thói xấu của người đời, cái cười tẩy sạch và thanh lọc, nhân vật tự hào, tự chuế giễu như một sự tự ý thức về bản thân, định vị mình trong cuộc đời mà giữ cho lòng bình an. Tạ Duy Anh có những phút không kìm nén được lời an ủi cảm thông da diết và xót thương. Trong tác phẩm của mình nhà văn là người kể chuyện như muốn bạn đọc cùng luận bàn,suy ngẫm những vấn đề về con người và cuộc sống hiện thực hôm nay đang diễn ra.
Tạ Duy Anh luôn đặt nhân vật của mình “mấp mé bên lằn ranh giới Thiện - Ác” buộc con người phải lựa chọn. Trước cuộc đời đầy rẫy những cảnh phi lý nhưng điểm cgung lớn nhất mà tác giả hướng đến là để nhân vật nghiêng về cái Thiện, thấu cảm những việc làm sai trái của quá khứ. Tạ Duy Anh làm sáng tỏ và khám phả thé giới bí ẩn của dục vọng con người cá nhân mà ẩn ý thức cao đẹp của nột tâm hồn luôn hướng đến đó là thế hệ trẻ thế hệ tương lai. Con người không thể chối bỏ những sai lầm,song làm sao đủ dũng cảm nhaanh cái sai lầm đó, đủ tri thức để đối mặt với những phần thể khuất lấp,những ước muốn cá nhân thầm kín là sự thành thật với chính mình và rút ra con đường trưởng thành,cải tạo chúng theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Những cuộc đối thoại diễn ra dồn dập, câu hỏi và lời giãi đáp cứ tiếp nối khiến ngôn ngữ nhân vật cuộn xoắn, kết chuỗi tạo ra sinh khí và sức lôi cuốn độc giả. Bởi sau những cuộc hội thoại ấy câu trả lời như vẫn còn để ngỏ chưa hoàn tất để tác giả, người trần thuật,nhân vật và độc giả cùng suy ngẩm chiêm nghiệm về con người thời thế của hôm qua và ngày nay. Dù ở đâu, ở
không gian nào, bằng lời thoại trải nghiệm chứa đầy nổi niềm, suy tư nhân vật đã kéo người đọc gần mình hơn để tâm sự và giải bày.
Vẩn là những vấn đề muôn thưở xoay quanh cái Tôi bản ngã và cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác,cùng với sự tha hóa vế đạo đức nhân phẩm ...nhưng được nhìn nhận dưới gốc nhìn mới, trong một giọng tự vấn đầy đủ hơn. Sự chiêm nghiệm ấy nó rút ra từ trong những điều bình dị đời thường Bên ngoài thời gian “Bạn có thể đoán ra bộ mặt tôi lúc ấy thế nào không?Nó y như của một thằng ngố Tầu trong các tích tuồng cổ. Tôi tưởng không tin vào tai, mắt...mình. Mà tôi không tin là phải. Bởi vì tôi hoàn toàn ở ngoài rìa cuộc sống của những người tưởn đơn giản như chiếc bánh, chỉ cần bóc lớp vỏ lá ra là biết hết bên trong. Nó đơn giản đến mức tôi thường nghĩ không biết nó có thực sự là cuộc sống hay không! Giờ đây tôi đã vở lẽ ra tất cả, vừa muốn cười phá lên, vừa sợ bất cứ sơ suất nào cua mìnhcũng phạm tội bảng bổ” [4, tr.379].
Hay trong chúc thư của ông già dạy thú là một sự chiêm nghiêm về cuộc đời “Ông già đặt bút xuống, im lặng ngồi suy ngẫm. Có nên nói hết không nhỉ. Ở tuổi của ta, sống chết không còn là vấn đề khủng khiếp nữa.Chỉ mong khi nằm xuống ta được yên giấc. Tự dưng ông già thấy buốn khôn tả. Mắt ông thấu vào cỏi vô biên như đang tìm kiếm một điều gì vốn sẵn từ vĩnh hằng.”hay “ Dù thề nào, nếu một lần chết vì con người,- thì hãy thanh thản mà chết”.Hành trình tìm bản ngã của mình ở thế giới này đã hoàn tất. Điều này quan trọng như việc ta tìm thấy chính cái “vang”mà ta đã đánh mất từ lâu. Tác giả thừa hiểu đây là con đường đầy gian khổ như chính việc mà xưa kia thầy trò Đương Tam Tạng đã làm để cứu vớt con người khỏi bể khổ.
Trong các truyện ngắn của Tạ Duy Anh sự chiêm nghiệm dường như là rất người làm người đọc phải suy ngẫm. Cuộc sống làng quê nông thôn mà tác giả được trải nghiệm, ông củng nghiêm được một điều khá chính xác và khách quan về tính “cộng đồng” làng xã của văn hóa nông nghiệp : “Tôi nghiệm thêm được một điều : đám đông không sinh được ra ai nhưng có khả
năng phi thường trong việc làm mất hẳn ta khỏi cuộc sống. Mọi lời thanh minh đều coi là thách thức dư luận”. Tác giả đã nhìn thấy mặt hạn chế của tính “cộng đồng”, nó không còn là sự đoàn kết nữa mà là sự phá hủy mãnh liệt nhất nhưng con ngươi bằng thứ vủ khí mà ta tưởng chẳng thể làm hại ai mà đó chính là: những lời bàn tán, dư luận...
Chính trong quá trình nhận thức tại, tính triết lý mới bộc lộ thật rỏ nét. Giờ đây, con người không dễ dàng chấp nhận thực tại theo một chiều đơn giản nữa, điều mà xưa nay con người vồn chấp nhận như một tất yếu của cuộc sống thì hay được đem ra bàn lại. Và chính trong quá trình nhận thức lại ấy ta phát hiện ra nhiều điều thú vị, mới lạ về nhữn điều vốn quen thuộc.
Giọng điệu triết lý nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” trong những lời triết lí như có sự đắn đo, tranh chấp giữa các cặp phạm trù: được - mất, đung - sai, phải - trái...nhưng nó không phải là những kết luận cuối cùng mà là sự chấm lửng nghi hoặc tạo ra cho người đọc một khoảng trống để liên tưởng các vấn đề về con người và các mối quan hệ xã hội. “Con người thật khốn khổ. Đời nọ làm tội đời kia; người này làm tội người khác...tạo thành một vòng trầm luân ngay trên trần gian”.[4, tr.77].
Đặc biệt Tạ Duy Anh rất thích liệt kê miên man một cách giản lược nhiều chi tiết bình luận đánh giá. Nhưng hay hơn cả là việc áp dụng được rất nhiều câu triết lí qua suy nghiệm bản thân vế cuộc sống con người và nhân sinh xã hội: “Ừ, đã là lãnh đạo làm sao mà toàn bích được”. Đó chỉ là sự ngụy biện, lấp liếm cho những việc làm sai trái của bản thân họ mà thôi bởi tầng lớp này được tác giả coi là “những kẻ ăn gian nói dối” nhiều đến mức mà “ Nói dối thành đường mòn trong não”, Và do đó mà “Nói dối sưng hầu sưng cổ”. Chỉ bằng những câu khái quát mà tác giả cho người đọc thấy bản chất của một bộ phận mà xã hội vẫn cho là đạo mạo nhất.
Trong tác phẩm của mình tác giả với dụng ý triết lí đã sử dụng rất thành công câu thành ngữ,tục ngữ của dân gian. Với những câu nói ấy nó không chỉ là sự đa tầng, đa nghĩa trong một câu nói mà giàu cảm xúc: “khôn
sống,bống chết”, “Đẩy thuyền mãi quả”, “Có tiền mua tiên củng được”, “án binh bất động”...
Ngay chính trong cuộc sống điều mà nhân vật nghiệm ra cho bán thân có vẻ như vô lí nhưng lại có lí trong tưng hoàn cảnh cụ thể và càng có lí hơn trong thời đại này “Em phải nhớ điều này làm tốt được thủ trưởng khen là em tự hại em đấy nhé. Anh Tầm không chấp nhận điều đó đâu.
Đến lượt tôi tỏ ra không hiểu, chị Yến tiếp:
Nhưng em cũng không có quyền làm dở bởi điều đó tạo cớ cho những kẻ thù của anh Mạnh chống lại anh ấy và đương nhiên là cản trở cho việc nhận em.
Tôi cố đấu sự buôn não để tiếp tục nghe chị Yến thụ giáo:
Làm việc trong một tập thể như vậy tốt nhất cho em là trong nghe,không biết,không thấy,không bài xích và không hưởng ứng.
Em phải hiểu điều đó một cách cụ thể như thế nào?
Nghĩa là ai làm gì củng mặc họ,coi như mình bị mù,ai nói gì củng nghe nhưng sau đó thì quên ngay,ai hỏi gì về người khác,nói gì về người khác củng không tỏ ra thòe ơ mà củng đừng tỏ vẻ quan tâm...và không biết luôn là phương sách tối ưu nhất trong mọi trường hợp.Tôi vô cùng mệt mỏi nhưng vản tỏ ra quyết tâm theo đuổi mục đích”. Đó phải chăng là nghệ thuật sống và tồn tại trong cái xã hội nhiễu điều thị phi và nhiều sự hổn độn đó.
Trong Bước qua lời nguyền ,đan xen giữa câu chuyện được kể là dòng hồi ức và chiêm nghiệm của nhân vật “tôi”. “Tôi” vừa lý giải bi kịch của người cha, của bản thân của thời đại vừa bộc lộ tư tưởng của một thế hệ mới, dũng cảm bước qua thành trì của quá khứ yêu thương và quên thù hân.
Mổi một chúng ta khi sinh ra và lớn lên đều chiêm nghiệm trong cuộc sống mình những bài học cho bản thân những triêt lý cho cuộc sống. Cả những điều thật sự ngay một lúc trong một thời điểm củng làm cho con người chiêm nghiệm
“Hóa ra có những thứ thuộc về bản sắc thật sự, nghĩa là cứ bất chấp thời gian biến động xã hội…nó cứ trơ ra, không sức mạnh vật chất,tinh thần nào
thay đổi được”.[4,tr.186].Những thứ thuộc về những gì ăn sâu bám rể trong nội tại của nó không dễ gì thay đổi cho được.
Những cuộc hội thoại mang dáng dấp của triết lí triết luận sâu sắc nhưng có điều gi đó khác thường trong cách nói chuyện:
“ Nếu đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa tôi và ngài thì sự im lặng của ngài thật là bất công.
Không có bất cứ lời nào đáp lại ngoại trừ một tiếng e hèm trầm tục và đục. Người đàn ông nhỏ thó chưa mất hết hi vọng mặc dù biết ông ta hy vọng vào cái gì.
Tôi có trong tay sứ mạnh của chân lý. Ngài hãy cứ làm thõa man ý muốn của ngài đi.
E hèm…
Hởi bạo chúa, ngài thật đáng thương hại. Ngài là đứa bé nhất trong những đứa bé Thượng đế sinh ra ngoài ý muốn.
Khi tôi biết mình bất tử trong các thế hệ tương lai, thì cài chết là một lễ hội… Tôi chỉ xin cho biết điều đơn giản này thôi: Ngài có trong tay cả đế chế hung mạnh mà lại run sợ trước một kẻ trói gà không chặt như tôi? Kìa, tôi thấy rỏ dưới chân ngài đang quằn quại đau đớn, nhưng tôi nghĩn nơi ma lúa mìmọc lên không đáng bị vấy bẩn lâu hơn”[4, tr.81].
Nếu như nhân vật trí thức cảu Nam Cao thường đại diện cho một tầng lớp trong xã hội thì ngược lại nhân vật của Tạ Duy Anh lại là những tên mượn danh trí thức. Chất giọng giả giọng trí thức này cũng mang một triết lý.
Đứng trươc một xã hội mà ranh giới giữa cái Thiện và cái Ác chưa được phân định rạch ròi, Tạ Duy Anh luôn khao khát đi tìm kiếm cái chân lý mà ông đã dũng cảm lao mình vào những vấn đề gai góc của xã hội, không ngừng dặt câu hỏi và truy tìm lời giải đáp. Giọng đay đả, tự vấn nổi lên la một giai điệu “riết róng” và ám ảnh. Tạ Duy Anh khác với những nhà văn cùng thời đại khi đi thẳng vào những vấn đề gai góc của xã hội hiện đại. Những vấn đề muôn thuở xoai quanh cái Tôi bản ngã và cuộc chiến dai dẳng