NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC TẠ DUY ANH
2.1 Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn chọ lọc Tạ Duy Anh 1 Ngôn ngữ đời thường
Một điều mà trong các tác phẩm của mình Tạ Duy Anh đã sử dụng ngôn ngữ rất dung dị, đời thường, bên cạnh đó ngôn ngữ của truyện ngắn Tạ Duy Anh luôn luôn thể hiện bề mặt thô nhám của đời sống bình thường. Đó là thứ ngôn ngữ đời thường nhưng có phần dung tục. Ngôn ngữ này người ta còn gọi là ngôn ngữ “đen”thứ ngôn ngữ suồng sã. Đó là cách nhà văn viết theo kiểu hiện thực để làm người đọc hiểu hơn về tính đa thể của cuộc sống con người.
Với Tạ Duy Anh bạn đọc lắm lúc sởn gai ốc vì những con chữ bạo thường trở nên thô thiển. “Lúc tôi đang tắm thì thấy ông Hổ vạch quần đái vào cây mít. Tôi biết ông ta để ý tôi từ lâu” [4, tr.60]
Con những thuật ngữ thời hiện đại nó cũng dung tục trong các truyện ngắn của ông, đó là cách nhà văn phản ánh cái thật ở Tạ Duy Anh khác với nhà văn khác. Vì cái thật không thể thật nếu nó không được diễn đạt đúng là nó. Bởi thứ ngôn ngữ này mới lột tả hết các loại người trong xã hội. Chẳng han như loại người vì quyền lợi mà có thể vu vạ cho người khác “Hóa ra thằng Chung cho nó mấy gạt thóc, thuê nó làm việc đó để hãm hại chú” [4, tr.70]
Ngôn ngữ người ta dùng để nói chuyện với nhau làm người ngoài cảm thây rung sợ. Họ dành cho nhau những lời lẽ cay độc thậm chí là tục tửu
“Đừng tưởng trí thức mà khinh ông này nhé, cứt nhé”[9, tr.176] hay người ta nói với nhau khi họ cùng sống chung một thôn “không hì khốn nạn hơn là sống với quân đầu đường xó chợ”[9, tr.176]. Họ sử dụng hết vốn từ sẵn có của mình, thả lỏng dây cương cho ngôn ngữ thoải mái tuôn ra. Chính lối sống hiện đại, mỗi nhà sống với nhau khép kín làm cho họ không hiểu nhau đúng hơn họ không hiểu được cuộc sống của nhau.
Trong các tác phẩm của mình Tạ Duy Anh nó đời thường tới mức quá ư chi là tục khiến người đọc căng mắt ra tập trung mọi giác quan chú ý từng con chữ “Về cắt mẹ nó đi nhé, thấy chị chàng dừng lại. Tiên sư con “mụ hang bấc, thở mạnh một cái đã đứt bố nó ra, suýt tuột cả quần”[4, tr.217]
Thứ ngôn ngữ này được Tạ Duy Anh sử dụng làm cho các tác phẩm của mình nó thực tới có phần thô thiển “ Đéo chịu được nữa” lời của lão Đình nói có vẻ là bất cần đời này.
Bên cạnh thứ ngôn ngữ này cũng hiện diện của ngôn ngữ ngọt ngào của tình yêu, nó vi phạm mọi nguyên tắc ngữ pháp bởi tình yêu không tuân theo cái gì có sẵn “ Anh vừa mới phát hiện ra cánh đây nữa năm là anh yêu em từ rất lâu rồi”[4, tr.107].
Trong tác phẩm của ông hầu như viết về người nông dân họ vẫn giử được những mộc mạc, chân tình, họ xưng hô với nhau như những người ruột thịt “ Cháu có chuyện này muốn nói với thím, giọng chị Túc phập phồng.
…Đọc xem nào chie có hai thím cháu chư có ai mà sợ Thím không được hở với ai, chị Túc mặc cả
Con bé này, chuyện trẻ con!”
Chị Túc thở sâu mấy cái rồi bắt đầu đọc “ Quảng Trị ngày..
Em yêu quý![4, tr.17]. Họ sống với nhau có cái tình và thương yêu đùm bọc nhau.