- Về chính sách phân phối của công ty: chính sách phân phối của côngty chủ yếu thực hiện cho thị trường Hà Nội, chưa mở rộng ra các thị trường khác,
b. Dự báo về thị trường điện tử tin học và thiết bị văn phòng trong những năm tới Hiện tại, nền kinh tế nước ta có mức tăng trường khá ổn định, thu nhập
Hiện tại, nền kinh tế nước ta có mức tăng trường khá ổn định, thu nhập của người dân ngày càng cao và mức sống cũng được nâng lên đáng kể. Kéo theo nó là nhu cầu về sử dụng các trang thiết bị công nghệ cao ngày càng tăng. Đặc biệt, việc gia nhập WTO trong tháng 11 vừa qua càng khiến cho thị trường mặt hàng này thêm sôi động, người tiêu dùng cũng có nhiều lựa chọn hơn. Trong năm 2006, các đề án quốc gia về CNTT như Đề án phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010, Đề án hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và ứng dụng CNTT (Đề án 191) đã bắt đầu đi vào thực chất. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) Việt Nam đang đẩy mạnh tin học hóa, ứng dụng giải pháp CNTT- TT nhằm hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các DN trang bị thêm máy tính xách tay, cho phép nhân viên làm việc ngoài văn phòng - tăng giờ làm thực tế của nhân viên; Đưa công ty lên mạng - tham gia TMĐT, thực chất là quảng cáo hình ảnh DN; Làm việc theo nhóm - kết nối mạng DN, thực hành chia sẻ thông tin và cần trang bị máy tính mạnh cho DN để có thể chạy nhiều ứng dụng mạnh; Bảo vệ công ty - bảo vệ mạng gồm tài sản cố định là máy móc và tài sản thông tin dữ liệu, trang bị phần cứng bảo mật, chống virus. Môi trường đầu tư tại VN đang có đà phát triển tốt và với một hệ thống pháp lý tốt, rõ ràng, cụ thể và hạ tầng cơ sở càng ngày càng tốt hơn. Đó là những yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư đưa ra quyết định. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác liên doanh, mở rộng quy mô kinh doanh, đồng thời cũng tạo cho doanh nghiệp một sức ép cạnh tranh tương đối lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế với thế giới, trong đó công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là ngành mũi nhọn, không thể thiếu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ấy, Việt Nam đã mở rộng đón nhận nhiều nhà đầu tư, tập đoàn và công ty lớn trên thế giới. Thị trường Công nghệ thông tin - Viễn thông - Truyền thông Việt Nam hiện nay đã hội tụ hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài như: Intel, AMD, Hewlett - Packard, IBM, Cisco Systems, IDG, Nokia, Ericsson,... và hàng trăm công ty, doanh nghiệp ưu tú của thế giới. Hiện nay Việt Nam chưa sản xuất được linh kiện máy tính mà phải nhập khẩu toàn bộ, từ con chíp đến vỏ máy. Linh kiện máy tính để lắp ráp
trên thị trường Việt Nam phần lớn được nhập từ Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Đặc biệt là linh kiện máy tính của Trung Quốc và Đài Loan, hai Trung Quốc. Đặc biệt là linh kiện máy tính của Trung Quốc và Đài Loan, hai nước có rất nhiều lợi thế về sản xuất linh kiện máy tính với giá thành rất rẻ, tính cạnh tranh rất cao. Đầu tư cho công nghiệp CNTT năm 2006 đã tăng vọt với hai điển hình là Canon và Intel. Dự án đầu tư của hai ông lớn này chắc chắn sẽ thu hút thêm nhiều đầu tư phụ trợ trong thời gian tới. Dự án xây dựng nhà máy của Intel sẽ khởi công vào tháng 3/2007 và 2 năm sau sẽ đi vào sản xuất với số lượng lao động cần tới 4.000 người và dự kiến sẽ xuất khẩu từ đây mỗi năm 1,5-2 tỷ USD. Tuy nhiên, công nghiệp phần cứng trong nước quá yếu và manh mún, với quy mô các doanh nghiệp nhỏ và tản mạn. FPT ELead và CMS là hai doanh nghiệp đầu đàn trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp máy tính thương hiệu Việt Nam. Nhưng trong năm 2006, doanh số của hai “đại gia” này chỉ đạt trên dưới 30.000 máy tính, ước tính chỉ chiếm 5% thị trường máy tính Việt nam. Hiện tại, thuế nhập khầu linh kiện máy tính đang ở mức 0-10%, CPU và RAM được miễn thuế từ khá lâu, trong khi mainboard chịu thuế chỉ 5%. Đến năm 2010, thuế xuất nhập khẩu linh kiện còn 0 - 5%. Điều này không đồng nghĩa với việc thuế linh kiện máy tính sẽ giảm ngay khi Việt Nam là thành viên của WTO, giá máy tính sẽ không giảm hơn được nữa, đặc biệt là desktop bởi giá linh kiện độc lập, thuế nhập khẩu không thay đổi nhiều, thuế phần mềm đã là 0% trong khi dịch vụ cũng giảm ở mức tối thiểu để cạnh tranh nhau. Theo dự đoán của Gartner, từ năm 2006 đến năm 2008, thị trường PC sẽ tăng trưởng trung bình mỗi năm là 5,7%, bằng khoảng một nửa thời kỳ đỉnh cao từ năm 2003 đến cuối 2004 vừa qua. Còn về doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng trung bình sẽ chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn 2%, so với 4,7% trong giai đoạn 2003 - 2005. Cuộc chiến cạnh tranh về giá máy tính sẽ vô cùng nóng bỏng. Tuy nhiên, điều khiến các công ty máy tính lắp ráp tại Việt Nam thực sự lo ngại là khả năng cạnh tranh khi các nhà cung cấp lớn từ nước ngoài đổ vào, 80% thị trường máy tính để bàn thuộc về công ty máy tính Việt Nam đang đối diện với nguy cơ lấn lướt từ laptop, mà phần lớn thị trường máy tính xách tay thuộc về các hãng nước ngoài. Khi cánh cửa WTO đã rộng mở thì bản quyền phần mềm cũng là một thách thức lớn với các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng là cơ hội kinh doanh cho các nhà cung cấp giải pháp phần mềm.