Ngành công nghiệp đóng tàu

Một phần của tài liệu Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững (Trang 52 - 54)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.4. Ngành công nghiệp đóng tàu

Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển. Như là vị trí địa lí thuận lợi, nguồn nhân lực của nước ta còn rất trẻ, năng động, sáng tạo và có tay nghề cao. Nhìn chung, ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam còn rất non trẻ, qua nhiều năm phát triển thăng trầm cũng đã thu lại nhiều thành tựu to lớn. Trong “Chiến lược Biển Việt Nam” đến năm 2020, công nghiệp đóng tàu là một trong hai trụ cột quan trọng nhất của ngành kinh tế hàng hải, lĩnh vực này được kỳ vọng sẽ đứng thứ hai về đóng góp ngân sách nhà nước, sau dầu khí và vươn lên đứng thứ nhất sau năm 2020.

Trong lịch sử ngành đóng tàu Việt Nam, việc Tổng công ty Công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) vào năm 2006 được coi là một trong những bước ngoặt lớn nhất của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Hiện nay, Vinashin là tập đoàn lớn nhất trong ngành tàu biển Việt Nam.

Bảng 3.9: Nhu cầu trọng tải các loại tàu vận tải biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 Đơn vị tính: 1.000 T

STT Loại tàu Năm 2005 Năm 2010

1 Tàu dầu 480 624

2 Tàu container 1.018 1.150

3 Tàu hàn rời 800 1.200

4 Tàu hàng bao 400 576

5 Tàu ven biển, pha sông biển 570 847

Nguồn: Vinashin

Việt Nam hiện nay có hơn 60 nhà máy sửa chữa và đóng tàu trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Thuỷ sản và Bộ Giao thông vận tải. Trong đó Bộ Giao thông vận tải có số lượng lớn nhất với trên 70% công suất đóng tàu của cả ngành. Năm 2003, ngành đóng tàu đã đạt doanh thu tiêu thụ trong nước là 251 triệu USD và 71 triệu USD từ xuất khẩu và dự kiến tăng tổng doanh thu lên 5,11 tỷ USD vào năm 2010.

Trong những năm qua, ngành đóng tàu Việt Nam đã xuất xưởng được hàng loạt con tàu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với đủ chủng loại như tàu hàng từ 1.000 – 150.000 tấn, tàu chở dầu thô trên 100.000 tấn, tàu chở container cở lớn, tàu chở ô tô, hoá chất, khí hoá lỏng và các loại tàu cứu hộ, tàu cao tốc phục vụ cho an ninh, quốc phòng… Những hợp đồng đóng tàu xuất khẩu cho các nước châu Âu và cả những cường quốc trong lĩnh vực này như Nhật Bản, Hàn Quốc với giá trị từ vài trăm triệu đến cả tỷ đô la Mỹ. Đó là những thành tựu to lớn của Vinashin. Cụ thể, để thấy được ngành đóng tàu của Việt Nam đang hướng ra “Biển lớn” là việc bàn giao con tàu trọng tải 53.000 tấn đầu tiên, cho tập đoàn Graig Investment (Vương quốc Anh). Đây là con tàu “Made in Việt Nam” xuất xưởng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của tiêu chuẩn quốc tế.

Dù đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu hay nội địa thì công nghiệp đóng tàu ở nước ta cũng đã có những bước phát triển vượt bậc từ công đoạn thiết kế, thi công, lắp ráp. Tính đến nay Vinashin đã nhận được khoảng 6 tỷ USD đơn hàng. Trong đó có trên 4 tỷ USD đơn hàng xuất khẩu sang các nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức… Phần lớn các đơn đặt hàng kéo dài đến năm 2010 và 2012.

Bảng 3.10: Nhu cầu sửa chữa các loại phương tiện vận tải thuỷ năm 2010

Năm 2010 Nhu cầu toàn

bộ

Khả năng trong nước

Nhu cầu sửa chữa toàn bộ đội tàu Việt Nam

Triệu USD 1.600 1.200

Sửa chữa tàu cho nước ngoài

Triệu USD - 300

Sửa chữa tàu tại các nhà máy liên doanh

Triệu USD - 2000

Nguồn: Vinashin

Với những bước phát triển nhanh chóng, Đề án điều chỉnh phát triển của Tổng công ty Công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến 2015. Lần đầu tiên, ngành công nghiệp tàu biển được xem là lĩnh vực kinh tế trọng điểm với mục tiêu đưa Việt Nam thành quốc gia đóng tàu mạnh trong khu vực và Thế giới. Theo đó, đến năm 2010 Vinashin có khả năng đóng mới tàu chở hàng 80.000 DWT, tàu chở dầu 300.000 DWT, tàu vận tải container 3.000 TEU, sửa chữa được tàu 400.000 DWT; Có thể tự chế tạo được các tàu trọng tải đến 50.000 DWT; Tỷ lệ nội địa hoá 60% đối với các tàu biển đóng mới; Tổng sản lượng tàu đạt 3 triệu tấn/năm với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD (đến năm 2015 là 5 triệu tấn, chiếm khoảng 10% thị phần đóng tàu thế giới).

Một phần của tài liệu Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w