Tài nguyên thực vật

Một phần của tài liệu Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững (Trang 33 - 35)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1.2. Tài nguyên thực vật

Biển Việt Nam còn giàu có về Tài nguyên thực vật, nhất là về rong biển và rừng ngập mặn:

a) Rong biển: Suốt dọc bờ biển nước ta từ Bắc vào Nam có rất nhiều loài rong biển. Cho đến nay đã tìm ra được 653 loài, 24 biến loài, 20 dạng. Trong đó, miền Bắc có trên 300 loài, ở miền Nam có trên 500 loài. Ngành rong đỏ chiếm ưu thế (310 loài), rong lục (151 loài), rong nâu (124 loài), rong lam số lượng ít. Trong các loại rong biển ở bờ biển nước ta có 90 loài có giá trị kinh tế và là đối tượng kinh tế quan trọng cho các ngành công nghiệp hoá chất dược liệu, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón (chiếm 13,7% tổng số loài). Những loài thường gặp là rau câu, rau dông, rau mơ, rau cao, rau hoa đá, rau bông, trường tảo, rau bún, rong đỗ quyên… Các loại rong câu thường có giá trị bậc nhất.

Sự phát triển về sinh vật lượng của từng loài hoặc nhóm phụ thuộc vào điều kiện môi trường nơi chúng sinh sống.

+ Vùng nền cứng: Số lượng rong thường đa dạng nhất. + Vùng đáy mềm: Số lượng loài rong giảm đi nhanh chóng.

Ở vùng đáy đá, loài chiếm ưu thế là rong mơ với mật độ 200 - 300 bụi/m2, cho sản lượng bình quân khoảng 1 kg trọng lượng khô, trữ lượng chung khoảng 30.000 - 35.000 tấn. Nơi có tiềm năng lớn nhất là Quảng Ninh (12.000 tấn) và vùng biển từ Ninh Thuận đến Khánh Hoà (15.000 tấn).

Sau rong mơ là rong câu phát triển thuận lợi ở các đầm nước lợ, độ muối thấp và ít song như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá… Mật độ 20 - 25 cụm/m2, trữ lượng 7000 - 9000 tấn, hiện nay có khoảng 12.000 - 17.000 ha diện tích thuận lợi cho trồng rong câu.

Ngoài những giá trị là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, dược liệu quý, rong biển còn là nguồn nguyên liệu quý để khai thác các hoá chất như agar, alginate, mannitol… trong các loài rong còn phát hiện được hàng loạt các nguyên tố hoá học: Nhôm, silic, mange, canxi, sắt… Với tầm quan trọng như thế, rong biển không chỉ khai thác tự nhiên mà còn được trồng trong các đầm nước lợ.

Các vùng đặc trưng cho sự phong phú của rong biển ở nước ta là vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà v.v…

b) Rừng ngập mặn ven biển: Ngoài những thực vật bậc thấp sống ở đáy biển hay sống phụ sinh trên các bãi triều, các sình lầy. Một đặc trưng nổi bậc của hệ sinh thái ven biển Việt Nam là rừng ngập mặn đóng vai trò rất quan trọng ở các vùng cửa sông, trên các sình lầy và bãi triều ven biển. Trên thế giới rừng ngập mặn chỉ phân bố ở xích đạo và vùng nhiệt đới ở cả hai bán cầu. Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố ở cả hai miền Bắc và Nam, nhưng chủ yếu phân bố ở Nam Bộ. Tập trung ở hai vùng chính là bán đảo Cà Mau và rừng sát Cần Giờ. Trước đây, Việt Nam có khoảng 400.000 ha rừng ngập mặn, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 252.500 ha. Diện tích rừng thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do chiến tranh, do con người chặt phá rừng…

Hình 3.13: Rừng ngập mặn mũi Cà Mau. Ảnh: T.M.T Nguồn: http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/2009/6/192924/

Nhìn chung, hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao và giá trị hệ sinh thái rừng vô cùng lớn. Hệ thực vật có 77 loài, thuộc 44 họ thực vật bậc cao và 120 loài tảo như: tảo lục, tảo la… Cá có 258 loài, 173 loài thân mềm, 386 loài chim. Rừng ngập mặn cung cấp gỗ, củi, than, các loại cây thuốc, làm phân xanh, cây mật ong nuôi… Các loài động vật trong rừng cho thịt, lông da và nhiều nguồn lời thuỷ sản khác. Rừng ngậ p mặn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ đất phù sa, ngăn chặn sóng biển và bảo vệ vùng bờ. Ngoài ra, rừng còn là cảnh quan sinh thái hấp dẫn cho du lịch nghiên cứu và nghỉ dưỡng.

Một phần của tài liệu Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w