Khai thác năng lượng tái tạo từ biển

Một phần của tài liệu Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững (Trang 49 - 50)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2.3. Khai thác năng lượng tái tạo từ biển

Thời gian vừa qua nhân loại đã sử dụng gần 94.1020 J năng lượng. Trên thế giới gần 45% năng lượng sử dụng do dầu, 32% do than và 21% do khí. Theo đánh giá của các chuyên gia thế giới thì lạc quan nhất là dầu và khí có thể tồn tại cho loài người sử dụng chỉ trong vòng 50 năm nữa. Thêm vào đó nguồn năng lượng thuỷ điện cũng đã đưa vào sử dụng gần hết. Năng lượng nguyên tử thì không dễ sử dụng vì đòi hỏi có nguồn Uranium, khoa học kỹ thuật và vốn đầu tư cao. Ở Việt Nam, chúng ta không có mỏ Uranium. Điều này buộc chúng ta phải nghĩ đến các nguồn năng lượng tái tạo khác.

Hình 3.21: Dự án Phong Điện 1 ở Tuy Phong – Bình Thuận Nguồn: http://www.revn.com.vn/

Hiện nay việc khai thác nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam vẫn còn đang được khảo sát. Nhìn chung hướng phát triển nguồn năng lượng này vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện nay ở hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận thì các nhà máy điện gió đang được xây dựng. Trong đó dự án điện gió REVN ở Tuy Phong - Bình Thuận đã hoàn chỉnh được một phần của giai đoạn 1 với việc lắp ráp 20 tua bin tại xã Bình Thạnh và chỉ chờ đầu

nối hòa vào lưới điện Quốc gia. Theo chỉ tiêu mà tỉnh Bình Thuận đưa ra là đến năm 2020 sẽ đạt được 1.000 MW năng lượng từ các nhà máy điện gió.

Bên cạnh đó, cũng đã có rất nhiều dự án điện gió khác được tiến hành. Trong đó, có dự án điện gió đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long được xây dựng ở tỉnh Bạc Liêu với công suất thiết kế 99 MW, điện năng sản xuất 310 triệu Kwh/năm. Nhà máy điện gió Bạc Liêu nằm trong hệ thống điện Quốc gia, khi hoàn thành sẽ bán điện dài hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam để hòa vào lưới điện Quốc gia. Ngoài ra, dự án còn kết hợp làm du lịch sinh thái và nuôi trồng lâm, thủy sản.

Theo kế hoạch phát triển năng lượng quốc gia, Việt Nam đang tiến hành khảo sát và thăm dò các vùng ven biển để tiến hành khai thác năng lượng tái tạo trong thời gian tới. Dự án phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam đã được ký kết và sẽ thực hiện trong vòng 5 năm từ năm 2009 đến 2014 với tổng số vốn đầu tư lên tới 3156,77 triệu đô la Mỹ.

Một phần của tài liệu Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w