Tài nguyên phục vụ giao thông vận tải biển

Một phần của tài liệu Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững (Trang 39)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.4. Tài nguyên phục vụ giao thông vận tải biển

Nước ta nằm trong một vị trí có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển. Nằm gần nhiều tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng (từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương) đó là một yếu tố rất thuận lợi trong quá trình phát triển hội nhập khu vực và thế giới. Và đặc biệt là để Việt Nam phát triển giao thông vận tải đường biển.

Ven biển lại có nhiều vũng vịnh tương đối sâu và kín thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu và cho việc neo đậu tàu thuyền. Nước ta có đường bờ biển dài có thể xây dựng các đường cao tốc ven biển nối liền các khu kinh tế, các thành phố với nhau. Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy nhau về phát triển kinh tế chung giữa các địa phương của cả nước. Ở mỗi vùng trên toàn lãnh thổ nước ta, kéo dài từ Bắc vào Nam có những thế mạnh cụ thể về giao thông vận tải biển:

+ Bắc Bộ và Trung Bộ có Biển Đông bao bọc với vịnh Bắc Bộ và các vùng vịnh đẹp nổi tiếng, tạo cơ sở hình thành các hải cảng. Trong số này, cảng Cam Ranh (Khánh Hoà) được xếp vào một trong không nhiều cảng hàng đầu của thế giới về mặt tự nhiên.

+ Ở Nam Bộ ba mặt giáp biển, cũng có nhiều vũng, vịnh, đảo và quần đảo. Phía Tây trông ra vùng vịnh Thái Lan rộng lớn…

Việt Nam có hàng ngàn đảo với trong đó có một số đảo lớn. Hầu hết các đảo đều có tiềm năng về giao thông vận tải nhưng đáng kể nhất là đảo Phú Quốc và Côn Đảo.

Một phần của tài liệu Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w