Ngành hàng hải

Một phần của tài liệu Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững (Trang 50 - 52)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3. Ngành hàng hải

Ngành hàng hải là ngành kinh tế đứng thứ hai trong thứ tự ưu tiên phát triển của nước ta hiện nay. Trong tương lai định hướng phát triển ngành này sẽ có vị trí ưu tiên phát triển mạnh nhất.

Với điều kiện địa lí vô cùng thuận lợi đã tạo cho nước ta có tiềm năng và triển vọng lớn để phát triển ngành hàng hải. Cụ thể, nước ta có đường bờ biển dài hơn 3260 km. Địa hình ven biển có nhiều vũng vịnh rất thuận lợi để xây dựng các cảng biển lớn. Trong xu hướng mở cửa, Việt Nam càng mở rộng quan hệ buôn bán với Thế giới. Vì vậy, vị thế của ngành hàng hải ngày càng được nâng cao. Đây là ngành có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Năm 2005 ngành này đã đóng góp 2,4% cơ cấu GDP cả nước và mang lại 1,34 tỷ USD, chiếm 11% GDP kinh tế biển.

Cho đến nay nước ta có hơn 90 cảng biển lớn nhỏ các loại và phân bố tương đối đều dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam. Trong đó có 4 cảng có công suất hơn 10 triệu tấn là: Cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng; 14 cảng có công suất trên 1 triệu tấn, còn lại là các cảng có quy mô nhỏ, khả năng neo đậu tàu bè 3.000 tấn trở xuống. Thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp. Hệ thống cảng biển nước ta được chia thành 6 nhóm:

- Nhóm 1: Cảng biển phía Bắc bao gồm cảng Hải Phòng, Cái Lân, Cửa Ông, Hòn Gai…

- Nhóm 2: Cảng biển Bắc Trung Bộ các cảng quan trọng là Nghi sơn, Vũng Áng... - Nhóm 3: Các cảng biển ở Trung Trung Bộ tính từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi gồm các cảng chính Hòn La, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất…

- Nhóm 4: Các cảng biển ở Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuân có cảng Quy Nhơn, Nha Trang, tương lai là cảng Vân Phong…

- Nhóm 5: Nhóm cảng vùng Đông Nam Bộ như cảng Sài Gòn, Vũng Tàu - Thị Vải, và cảng Cái Mép đang xây dựng

- Nhóm 6: Các cảng vùng đồng bằng sông Cửu Long như cảng Hòn Chông - Kiên Giang.

Bảng 3.7: Tổng khối lượng vận chuyển qua cảng biển Việt Nam

(Đơn vị: Triệu tấn/năm)

Năm Tổng khối lượng vận chuyển qua cảng biển Việt Nam (Triệu tấn/năm) 1995 34 1996 36,66 1997 45,76 1998 56,89 1999 72,78 2000 83,04 2001 91,41 2002 >100

Nguồn: Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập của PGS.TS. Đặng Văn Phan

Bảng 3.8: Các chỉ tiêu thông qua cảng trên đầu người của Việt Nam so với các nước trong khu vực năm 2006 (lấy Việt Nam là 1)

Tên nước Hàng thông qua cảng trên đầu người

Việt Nam 1

Thái Lan 5

Maylaysia 7

Singapore 140

Nguồn: Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam của GS – TS Bùi Tất Thắng

Qua bảng số liệu trên đã chứng minh ngành giao thông vận tải biển của Việt Nam còn kém xa so với các nước trong khu vực. Chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng các cảng biển và các ngành dịch vụ hàng hải. Qua chỉ tiêu này, chúng ta thấy rằng chất lượng của các cảng biển nước ta là rất thấp.

Tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển qua hệ thống cảng biển Việt Nam trong những năm gần đây liên tục tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt là từ năm 1995 đến nay đã tăng lên rất nhanh, nhờ được cải tạo và hiện đại hoá nhằm đưa công suất từ 34 triệu tấn (năm 1995) lên 240 triệu tấn (năm 2010).

Hiện nay để đáp ứng thông quan khối lượng hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển, chính phủ Việt Nam đang tập trung đầu tư nâng cấp 4 cụm cảng trọng điểm là:

- Cụm cảng Quảng Ninh - Hải Phòng - Cụm cảng TP Hồ Chí Minh - Thị Vải - Cụm cảng Đà Nẵng - Liên Chiễu - Cụm cảng đồng bằng sông Cửu Long

Hình 3.22: Toàn cảnh cảng biển Đà Nẵng Nguồn: danangnet.org/

Trong đó, tập trung và ưu tiên phát triển mở rộng các cảng Sài Gòn, Cái Lân, Vũng Tàu, Thị Vải. Cùng với hệ thống cảng, kho bãi. Biển Việt Nam thông với 2 đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương với đội tàu ngày càng vững mạnh. Trong những năm vừa qua vận tải hàng hoá bằng đường biển đã tăng lên đáng kể từ 7,31 triệu tấn năm 1995 đã tăng lên 15,55 triệu tấn năm 2000 và 42,64 triệu tấn năm 2006. Như vậy, tổng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển trong 12 năm qua (1995 - 2006) đã tăng gần 6 lần. Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải, tính đến tháng 12/2009, đội tàu biển Viêt Nam hiện có 1.598 tàu với tổng trọng tải lên tới hơn 6,2 triệu DWT. Tuổi thọ trung bình của các đội tàu đạt 11,8 tuổi. Đội tàu biển Việt Nam đã góp phần tăng mạnh sản lượng vận tải biển cũng như doanh thu, lợi nhuận cho các doanh nghiệp vận tải và dịch vụ hàng hải. Tăng khả năng cạnh tranh của đội tàu biển Việt Nam trên thị trường hàng hải trong khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w